Ô tô nội được biệt đãi "đặc quyền" nhưng không được "đặc ân"

Thứ tư, 04/08/2021 15:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ tiếp tục miễn thuế nhập cho xe trong nước, đồng thời thắt chặt hơn cam kết về sản lượng của các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi.

Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ tiếp tục miễn thuế nhập cho xe trong nước

Bộ Tài chính vừa đề xuất Chính phủ tiếp tục miễn thuế nhập cho xe trong nước

Cụ thể, trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ tiếp tục cho doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước hưởng ưu đãi thuế nhập linh kiện 0% đối với những linh kiện trong nước chưa sản xuất, lắp ráp được tiếp tục cho đến hết năm 2022.

Cùng với ưu đãi chính sách, Bộ Tài chính đã bác đề xuất bỏ lời kêu gọi của các doanh nghiệp ô tô và hiệp hội ô tô về cam kết sản lượng chung và riêng tối thiểu. Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp thụ hưởng chính sách và cam kết gia tăng sản lượng và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Bộ Tài chính cho rằng, cần ưu đãi thuế suất 0% đối với mặt hàng linh kiện nhập khẩu phục vụ các doanh nghiệp lắp ráp trong nước mà phía doanh nghiệp Việt chưa chủ động sản xuất được.

Đồng thời, chính sách này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước.

Về sản lượng chung và riêng tối thiểu, trong dự thảo sửa đổi Nghị định, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ theo đó năm 2021 các hãng xe phải có sản lượng chung tối thiểu là 23.000 chiếc/năm, sản lượng riêng mẫu xe hơn 9.000 chiếc mới đủ điều kiện được hưởng ưu đãi.

Trước đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các doanh nghiệp xe hơi lớn đã kiến nghị Bộ Tài chính bỏ quy định sản lượng để doanh nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, điều này không được Bộ Tài chính nhất trí.

Trong đề xuất gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho rằng: Việc yêu cầu đáp ứng điều kiện về sản lượng là cần thiết để đảm bảo các doanh nghiệp tham gia Chương trình ưu đãi phải đầu tư và đảm bảo quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, lắp ráp xe.

Theo nhận định bước đầu của Bộ Tài chính, sau khi Chương trình được ban hành, một số doanh nghiệp đã tiếp tục sản xuất, lắp ráp một số dòng xe mà trước đó đã dừng sản xuất tại Việt Nam (các liên doanh chỉ nhập khẩu, phân phối từ các nhà máy trong khu vực). Đồng thời, một số doanh nghiệp đã đầu tư thêm trang thiết bị để tăng công suất và năng lực sản xuất.

Một số doanh nghiệp đang có kế hoạch tiếp tục đầu tư thêm các dây chuyển sản xuất mới tại Việt Nam và dự kiến chuyển một số hoạt động từ các nước trong khu vực về Việt Nam nếu như Chương trình ưu đãi thuế được tiếp tục áp dụng sau 2022.

Thực tế, 6 tháng qua sản lượng và doanh số bán xe hơi của một số hãng đã đạt yêu cầu đề ra là hơn 11.500 chiếc (sản lượng chung) và hơn 4.500 chiếc (sản lượng riêng).

Các hãng có doanh số cao như Hyundai Thành Công hơn 29.000 chiếc, Kia đạt hơn 21.500 chiếc, VinFast đạt hơn 15.900 chiếc, Mazda đạt hơn 13.300 chiếc...

Tuy nhiên, về sản lượng riêng chỉ có 6 mẫu xe đạt được là Vios của Toyota (9.600 chiếc), Kia Cerato đạt (hơn 4.700 chiếc), Mazda CX5 (4.800 chiếc); i10 (6.300 chiếc), Accent (hơn 9.900 chiếc) và SantaFe (hơn 5.400 chiếc) và Fadil của VinFast với 10.100 chiếc.

Trong năm 2021, sản lượng chung và riêng tối thiểu của các hãng, mẫu xe đang trở thành thách thức lớn khi sản lượng chung là 23.000 chiếc, sản lượng riêng là 9.000 chiếc.

Mức sản lượng này tăng hàng chục nghìn chiếc so với mức sản lượng quy định năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, tổng cầu giảm và sự thiếu hụt chip khiến nhiều doanh nghiệp gặp thách thức lớn, thậm chí có hãng không thể đạt được do 6 tháng qua, họ mới chỉ đạt 30% sản lượng theo yêu cầu.

Hà Anh

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô