Pakistan: Các nước giàu nợ khoản bồi thường cho các nước nghèo chịu thảm họa khí hậu

Thứ hai, 05/09/2022 14:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Sherry Rehman, Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan, khẳng định những nước giàu gây ô nhiễm phải trả tiền bồi thường cho những nước bị thảm hoạ thiên nhiên tàn phá.

pakistan cac nuoc giau no khoan boi thuong cho cac nuoc ngheo chiu tham hoa khi hau hinh 1

Khung cảnh những ngôi nhà ngập nước, sau trận mưa lũ chưa từng có ở Pakistan. (Nguồn: Reuters)

Mất mát nhiều, bồi thường ít

Các quốc gia gây ô nhiễm chủ yếu là nguyên nhân gây ra sự cố biến đổi khí hậu đã phá vỡ lời hứa của họ là giảm lượng khí thải và giúp các nước đang phát triển thích ứng với tình trạng nóng lên toàn cầu, theo Bộ trưởng phụ trách biến đổi khí hậu của Pakistan, người cho biết việc bồi thường đã quá hạn từ lâu.

Hơn 1.200 người đã chết và một phần ba đất nước Pakistan chìm trong nước lũ sau nhiều tuần mưa gió chưa từng có đã ập xuống đất nước - nơi chỉ vài tuần trước đó đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng.

Trong một cuộc phỏng vấn với Guardian, bà Sherry Rehman cho biết các mục tiêu phát thải toàn cầu và các khoản bồi thường phải được xem xét lại, do tính chất gia tăng và không ngừng của thảm họa khí hậu đối với các quốc gia như Pakistan.

“Hiện tượng nóng lên toàn cầu là cuộc khủng hoảng hiện hữu mà thế giới đang phải đối mặt. Chúng tôi đều biết rằng những cam kết đưa ra tại các diễn đàn đa phương đã không được thực hiện ”, bà Rehman, 61 tuổi, một cựu nhà báo, thượng nghị sĩ và nhà ngoại giao từng là đại sứ Pakistan tại Mỹ cho biết.

“Có quá nhiều mất mát và thiệt hại trong khi có quá ít khoản bồi thường cho các quốc gia có ít lượng khí thải carbon trên thế giới, rõ ràng là thỏa thuận được thực hiện toàn cầu không có kết quả. Chúng tôi cần phải hết sức khẩn trương để thiết lập lại các mục tiêu vì biến đổi khí hậu đang tăng nhanh hơn nhiều so với dự đoán, trên thực tế, điều đó là rất rõ ràng”, bà Rehman nói.

Bên cạnh đó, bà Rehman cho biết một khu vực tại Pakistan có diện tích bằng bang Colorado của Mỹ bị ngập lụt, với hơn 200 cây cầu và 3.000 dặm đường dây viễn thông bị sập hoặc hư hỏng. Ít nhất 33 triệu người đã bị ảnh hưởng - con số này thậm chí dự kiến còn tăng hơn nữa sau khi các nhà chức trách hoàn thành các cuộc điều tra thiệt hại vào tuần tới. Tại tỉnh Sindh của Pakistan, nơi sản xuất một nửa lương thực của cả nước, 90% mùa màng đã bị tàn phá. Toàn bộ làng mạc và ruộng nông nghiệp đã bị cuốn trôi.

pakistan cac nuoc giau no khoan boi thuong cho cac nuoc ngheo chiu tham hoa khi hau hinh 2

Người dân Pakistan lội qua dòng nước lũ gần nhà sau những trận mưa bão lớn. (Nguồn: AFP / Getty Images)

Nhiều người dân Pakistan đã chạy trốn khỏi các vùng nông thôn ngập lụt để tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn ở các thành phố lân cận - nơi cũng không được trang bị đầy đủ để đối phó với thiên tai, và không rõ khi nào họ có thể quay trở lại nhà mình.

“Các nước giàu cần làm nhiều hơn nữa”

Bà Rehman, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan vào tháng 4 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị cũng như chứng kiến việc Thủ tướng Imran Khan bị phế truất, đã nói rằng Chính phủ đang làm mọi thứ có thể nhưng các nhiệm vụ cứu hộ và viện trợ đã bị cản trở bởi mưa liên tục và quy mô khổng lồ của số lượng người dân cần hỗ trợ.

Trong khi thông cảm với những thách thức kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid và cuộc xung đột ở Ukraine, bà Rehman kiên quyết nói rằng “các nước giàu hơn phải làm nhiều hơn nữa”.

“Những bất công trong lịch sử phải được lắng nghe và phải có một biện pháp nào đó để gánh nặng của việc thải khí carbon một cách vô trách nhiệm không ảnh hưởng đến các quốc gia gần xích đạo, những quốc gia rõ ràng không thể tự mình tạo ra cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi”, bà Rehman nói.

Ngày càng có nhiều lời kêu gọi các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cũng là những công ty kiếm được lợi nhuận kỷ lục do cuộc gây hấn của Nga ở Ukraine, phải chi trả cho những thiệt hại toàn cầu gây ra cho các nước đang phát triển.

pakistan cac nuoc giau no khoan boi thuong cho cac nuoc ngheo chiu tham hoa khi hau hinh 3

Những căn lều tạm bợ của những nạn nhân lũ lụt đang trú ẩn trên một khu đất cao hơn. (Nguồn: Reuters)

Bà Rehman nói: “Những kẻ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thường cố gắng làm sạch lượng khí thải của họ nhưng không thể tránh khỏi thực tế rằng các tập đoàn lớn có lợi nhuận ròng lớn hơn GDP của nhiều quốc gia cần phải chịu trách nhiệm”.

Các cuộc đàm phán thường niên về khí hậu của Liên hợp quốc diễn ra tại Ai Cập vào tháng 11, nơi nhóm 77 nước đang phát triển và Trung Quốc tham gia, mà Pakistan hiện đang chủ trì, sẽ thúc đẩy những nước gây ô nhiễm phải trả giá sau một năm hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng tàn khốc tại đất nước này.

Pakistan là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đối với hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Những trận lũ lụt thảm khốc hiện nay xảy ra sau 4 đợt nắng nóng liên tiếp với nhiệt độ lên tới 53 độ C hồi đầu năm.

Pakistan có hơn 7.200 sông băng - nhiều hơn bất cứ nơi nào ngoại trừ các cực, nhưng chúng đang tan chảy nhanh hơn và sớm hơn nhiều do nhiệt độ tăng, khiến cho lượng nước đổ vào các con sông càng nhiều hơn trong khi chúng đã quá tải bởi mưa nhiều.

Các nước gây ô nhiễm giàu có hơn cho đến nay thực sự chậm chạp trong việc cam kết bồi thường để giúp các nước đang phát triển thích ứng với các cú sốc khí hậu, và thậm chí còn miễn cưỡng tham gia vào các cuộc đàm phán có ý nghĩa về việc tài trợ cho những mất mát và thiệt hại mà các quốc gia nghèo hơn như Pakistan.

Các cuộc thảo luận về việc bồi thường hầu hết đã bị chặn lại, khiến các quốc gia dễ bị tổn thương như Pakistan “đối mặt với gánh nặng tiêu thụ carbon vô độ của nướckhác”.

“Như bạn có thể thấy, hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn chưa giảm. Sự tan chảy của các sông băng, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng sẽ không dừng lại nếu không có những cam kết rất nghiêm túc”, bà Rahman nói.

Sơn Tùng (Theo The Guardian)

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp