Phản hồi sau loạt bài chủ đề Chống “lợi ích nhóm”: Từ khoá “Mường Thanh” cần được giải mã

Thứ bảy, 22/07/2017 08:13 AM - 0 Trả lời

Sau loạt bài “Chống “lợi ích nhóm”: Từ khoá “Mường Thanh” cần được giải mã!”được đăng tải trên chuyên mục “Báo chí giám sát xã hội” của Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam. Sau khi đăng tải, nhiều độc giả đã có ý kiến phản hồi về câu chuyện này. Dưới đây, Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến phản hồi mà chúng tôi thu nắm được.

Sự kiện: Mường Thanh

Sau loạt bài “Chống “lợi ích nhóm”: Từ khoá “Mường Thanh” cần được giải mã!”được đăng tải trên chuyên mục “Báo chí giám sát xã hội” của Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam. Sau khi đăng tải, nhiều độc giả đã có ý kiến phản hồi về câu chuyện này. Dưới đây, Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến phản hồi mà chúng tôi thu nắm được. >>http://congluan.vn/chong-loi-ich-nhom-tu-khoa-muong-thanh-can-duoc-giai-ma/ >>http://congluan.vn/ky-2-xung-quanh-nhung-chuyen-dang-nong-ve-muong-thanh/ Ông Đinh Tuyên, người dân tổ 12, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai: “Chúng tôi đọc kỹ và đồng tình với cách đặt vấn đề của loạt bài có chủ đề Chống “lợi ích nhóm”: Từ khoá “Mường Thanh” cần được giải mã đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Hội Nhà báo Việt Nam. Ông nói: Tập đoàn Mường Thanh kinh doanh rất giỏi, từng bước phát triển vững chắc. Cứ buổi tối đi thị sát hàng loạt tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, thì các tòa của Tập đoàn Mường Thanh có điện sáng khắp hết các tầng. Còn các toà của chủ đầu tư khác thì có chỗ sáng, chỗ không. Mường Thanh đã đáp ứng được nhu cầu và khả năng thực của người dân. Qua thông tin báo chí, chúng tôi thấy có nhiều doanh nghiệp bất động sản của Nhà nước trả tiền đất rất rẻ mà làm ăn thua lỗ. Nhà nước bị thiệt đơn thiệt  kép. Thứ nhất là thiệt hại về giá trị đất giao cho doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước hoặc bồi thường cho dân nhiều nơi giá rất thấp), thứ hai là thiệt hại về tiền thuế khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Trong khi Mường Thanh bỏ tiền ra mua lại đất, xây nhà bán giá rẻ vẫn có lãi. Nói đâu xa, như Tổng Công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị HUD là doanh nghiệp khai thác đất ở Linh Đàm rất nhiều, vừa qua bị nêu tên là doanh nghiệp làm ăn kém, dư nợ lớn, năm ngoái thanh tra Chính phủ kiến nghị nộp ngân sách nhà nước hơn 262 tỷ đồng. Doanh nghiệp này được giao chủ đầu tư một đoạn đường chỉ khoảng 1 km ven hồ Linh Đàm, 13 năm nay dự án vẫn đắp chiếu, người dân ở đây rất bức xúc... so sánh như vậy để thấy rõ và cần phải khuyến khích, bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Đồng tình với quan điểm ông Tuyên, ông Nguyễn Văn Thặng, trú Tổ 33 Linh Đàm chia sẻ: Tập đoàn Mường Thanh là một  doanh nghiệp tư nhân lớn. Trong những  năm qua, doanh nghiệp này đã cung cấp cho thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác số lượng lớn nhà ở căn hộ. Đặc biệt căn hộ giá rẻ giúp cho nhiều gia đình có được nơi ở ổn định. Vừa qua tôi thấy có một số báo chí phản ánh nêu lên một số sai phạm của doanh nghiệp này. Theo tôi khi đưa tin bài nên xem xét các yếu tố cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể mà doanh nghiệp đã trải qua để phản ánh cho khách quan, toàn diện hơn, không làm ảnh hưởng xấu tới doanh nhiệp khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan bảo vệ pháp luật. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những mặt tồn tại và tiếp tục  phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trên mạng xã hội Facebook có nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này, trong đó, tài khoản có tên Phan Mạnh: “Tôi ủng hộ loạt bài này, kiểu gì thì người ta cũng có quyền lên tiếng để tự bảo vệ mình. Dù gì thì nhờ bác Thản mà hàng nghìn gia đình trẻ có cơ hội được có tổ ấm ở Thủ đô không cần hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp khác tuyên bố mãi làm nhà thu nhập thấp, thế mà có ra được sản phẩm gì đáng kể đâu? Trong khi đó họ lại đòi hỏi hàng loạt cơ chế hỗ trợ của Nhà nước. Việc gì sai thì phải xử lý nghiêm, nhưng những cái làm tốt cho xã hội thì phải tôn trọng... Tài khoản có tên Du Thanh Hoàng: Ai nói gì thì nói... riêng tôi tôi thấy ông Thản là một doanh nghiệp có tâm và có tầm của VN Tài khoản có tên Nguyễn Minh Đức: Ông ấy mua đất làm nhà không nặng về các dịch vụ ăn theo, nên người dân mua nhà rất dễ thở. Những chủ đầu tư khác, giá nhà nó bóc khách hàng cho đến xương, đến tủy. Báo Công luận Cùng với các ý kiến phản hồi trên mạng xã hội, và trực tiếp trao đổi với tác giả cũng có nhiều báo nêu tiếp các ý kiến xung quanh câu chuyện đang “nóng” về Mường Thanh, trong đó đáng chú ý Báo Đất Việt trong bài: “Sai phạm chung cư ông Thản: Một cái nhìn khác”. Bài báo đã dẫn lời ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), những câu chuyện liên quan đến pháp luật của Tập đoàn Mường Thanh đã có cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Còn một số vấn đề liên quan đến chất lượng chung cư ông Thản, tại sao Tập đoàn Mường Thanh làm được nhà giá rẻ mà doanh nghiệp khác thì không? Cũng như nhiều cá nhân khác, ông Lê Văn Thịnh khẳng định chưa từng tiếp xúc trực tiếp với ông Lê Thanh Thản mà chỉ đi kiểm tra các công trình do doanh nghiệp của ông Thản thực hiện, ông Lê Văn Thịnh nhận định, Tập đoàn Mường Thanh đã làm được điều mà nhiều doanh nghiệp khác không làm được, trong khi Tập đoàn này không hề nhận được ưu đãi gì trong quá trình đầu tư xây dựng các chung cư ở Hà Nội. Các minh chứng được ông Lê Văn Thịnh đưa ra như: “Mường Thanh cũng phải đi mua đất làm nhà, lo từ thiết kế đến thi công... Xét về chất lượng, nhà giá rẻ của Mường Thanh không thua kém gì nhà ở thương mại. Còn về tiện nghi nhà ở đúng là cần phải xem lại, đặc biệt các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Cũng trong câu chuyện của mình, nói về những vi phạm của Tập đoàn Mường Thanh, ông Lê Văn Thịnh lưu ý đến trách nhiệm của chính quyền sở tại. “Theo Luật Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo ngày khởi công cho UBND sở tại nơi có công trình trước 7 ngày kèm theo giấy phép xây dựng. Vấn đề là chính quyền sở tại có giám sát chặt chẽ hay không, đó là việc của họ. Chẳng hạn, đối với việc xây vượt tầng, tòa nhà cao tầng như thế không phải cái kim giấu được mà chính quyền sở tại không biết”, ông Thịnh nói. Ông Thịnh cũng lưu ý rằng nên có cái nhìn khách quan trong vụ việc liên quan đến Tập đoàn Mường Thanh. Bản thân ông Thản phải tuân thủ quy chuẩn xây dựng theo Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật khác, còn chính quyền, xã hội , cần giám sát thì cứ làm. [caption id="attachment_174289" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Phối cảnh dự án Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, dự án này tập đoàn Mường Thanh mua lại với giá 3.500 tỷ đồng.[/caption] Cũng theo Báo Đất Việt trong bài: “Sai phạm của Mường Thanh và công lao ông Lê Thanh Thản” đã chỉ ra những sai phạm của Tập đoàn này bước đầu được các cơ quan chức năng có kết luận như sau: “Dự án Đại Thanh, 2 tòa nhà CT8 và CT10, Mường Thanh cho xây 31 tầng thay vì được phê duyệt là 29 tầng, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ dịch vụ, thương mại, công cộng thành căn hộ để bán thu lời; Tại khu đô thị Xa La, Mường Thanh cho xây khách sạn cao 15 tầng, vượt 6 tầng so với phê duyệt; Tòa nhà VP6 Linh Đàm, thay vì được phép xây 25 tầng nổi, 3 tầng hầm, doanh nghiệp này xây tới 35 tầng nổi, 1 tầng áp mái và chỉ xây 1 tầng hầm để tăng lợi nhuận, giảm chi phí...” Nhưng rồi Báo Đất Việt đã thẳng thắn phản biện với một góc nhìn đầy khách quan như: “Xét một cách công bằng, nếu không có Xí nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản thì có lẽ hàng vạn người khó có thể hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà ở”. Những sai phạm của Mường Thanh bước đầu được làm rõ, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Nếu hình sự hoá các vi phạm của Mường Thanh thì cũng phải xem xét, thậm chí khởi tố cả những cán bộ được giao quản lý, giám sát... trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị, thanh tra chuyên ngành kể cả phòng cháy, chữa cháy... Pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm xây dựng, khi chủ đầu tư xây dựng không phép, sai phép hay sai thiết kế sẽ buộc ngừng thi công, yêu cầu tự tháo dỡ, còn nếu không sẽ bị cưỡng chế. Luật là thế, nhưng thực tế, hầu hết dự án nhà ở của Mường Thanh, người dân đã vào ở từ lâu. Hàng chục nghìn hộ dân sẽ đi về đâu nếu kiên quyết xử lý những sai phạm của Mường Thanh? Rõ ràng, chúng ta không thể đẩy họ ra đường được. Và giải pháp nào để đảm bảo quyền lợi cho những hộ dân thuộc những dự án sai phạm này? Có hay không sự bao che, dung túng cho những sai phạm của Mường Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản? Liệu những cán bộ đã và đang bao che, dung túng cho những sai phạm này có bị xử lý...? Quan điểm cuả Báo Đất Việt: Đó mới chính là những câu hỏi mà người dân quan tâm lúc này. Bên cạnh thẳng thắn chỉ ra những sai phạm, Báo Đất Việt cũng nêu ra một bằng chứng khách quan như: “ Nhiều người cách đây 5-7 năm, giữa lúc cơn sốt chung cư đang lên tới đỉnh điểm - hàng chục triệu đồng/m2, không thể đủ điều kiện đăng ký mua nhà ở xã hội giá rẻ, nhờ có hàng chục nghìn căn hộ giá rẻ của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản bung ra thị trường với giá chỉ 10-13 triệu đồng/m2 nên đã mua được nhà. Nhờ ông Thản, họ có chỗ ở đàng hoàng, để an cư lạc nghiệp. Trong số đó có những người cũng đã có vị trí quan trọng trong các tổ chức chính trị, đóng góp nhiều cho xã hội”.

Theo Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn