Quá lửa rồi sẽ thành… khê

Thứ năm, 31/03/2022 10:38 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Nồi đồng đổ gạo tám thơm/Tính em háu đói chất rơm bốn bề/Nào ngờ lửa hóa thành khê/Mẹ em nhiếc mãi thẹn ê cả người”… Khi nhìn vào những “biển” thông tin khổng lồ mang tên “hậu COVID-19” hay “Nguyễn Phương Hằng bị bắt” trên báo chí những ngày qua, không hiểu sao, những câu thơ ấy của Trần Trung Phương lại ùa về.

Hơn 1 năm qua, Nguyễn Phương Hằng đã là cái tên không hề xa lạ với cộng đồng mạng. Các buổi livestream của bà có lượng người theo cao dõi kỷ lục, khi bà “gọi tên” nhiều nhân vật nổi tiếng như: nghệ sĩ Hoài Linh, MC Trấn Thành, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên, Vy Oanh… Đỉnh điểm là vào đêm 25/5/2021, livestream của bà Phương Hằng đã phá vỡ kỷ lục trên nền tảng Facebook tại Việt Nam, theo đó fanpage CEO Nguyễn Phương Hằng đã đạt số người xem kỷ lục hơn 200.000 người xem trực tiếp.

Thậm chí, có lúc số người xem live đã chạm mốc 227.000 - con số được một tờ báo ví von là gấp 6 lần sức chứa của sân vận động Mỹ Đình (hơn 40.000 người). Trên YouTube, livestream của bà Hằng cũng được cho là đã đạt đến con số hơn 152.000 người xem trực tiếp. Video livestream trên trang fanpage của bà Hằng đạt hơn 4,6 triệu view, 265.000 lượt thích, hơn 450.000 lượt bình luận và hơn 55.000 lượt chia sẻ.

qua lua roi se thanh khe hinh 1

Hiện tượng truyền thông Nguyễn Phương Hằng.

Đó là câu chuyện trên các nền tảng mạng xã hội. Còn trên các phương tiện truyền thông truyền thống, theo những thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 1 năm qua, đã có khoảng hơn 8.000 tin bài liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng, trong đó có không ít bài ở dạng khen ngợi, cổ súy; khiến nhiều người có cảm giác về cái gọi là “hiện tượng truyền thông kỳ vĩ Nguyễn Phương Hằng”. Còn giờ đây, sau sự kiện bà Hằng bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt giam, đã có khoảng hơn 3.000 tin liên quan, trong đó có những tin có vẻ như… liên quan quá mức như: Sau khi bị bắt tạm giam, sức khỏe bà Nguyễn Phương Hằng ra sao?; Bà Nguyễn Phương Hằng sau khi bị bắt, tạm giam ở đâu?... 

Cũng ngập trên mặt báo thời gian qua là những thông tin liên quan tới cụm từ: “hậu COVID-19”. Có lẽ chưa có thống kê xem trên mặt báo điện tử trong vòng một hai tháng qua, “từ khóa COVID-19” đã được các báo sử dụng bao nhiêu lần, có bao nhiêu tin bài liên quan tới cái gọi là “hậu COVID-19” và những vấn đề liên quan như “di chứng hậu COVID-19”, “triệu chứng hậu COVID-19”… nào là trầm cảm, mất ngủ, lo âu kéo dài, thậm chí cả vấn đề… “yếu sinh lý do hậu COVID-19” cũng được không ít tờ báo đặt ra.

qua lua roi se thanh khe hinh 2

Người dân đến khám hậu COVID-19.

Phải nói ngay rằng “di chứng hậu COVID-19”, “triệu chứng hậu COVID-19”… là những vấn đề có thật, đã được các chuyên gia y tế trong và ngoài nước khẳng định. Tuy nhiên, “di chứng hậu COVID-19”, “triệu chứng hậu COVID-19” đến mức nào thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Báo Tuổi trẻ từng dẫn lời tiến sĩ Janet Diaz - trưởng nhóm quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định: Đa số các triệu chứng hậu COVID-19 thường kéo dài từ 2 tháng trở lên, nếu các triệu chứng biến mất trong vòng một tháng, tình trạng này không được coi là hậu COVID-19

Nhiều chuyên gia y tế cũng khẳng định: Không phải F0 nào cũng bị hậu COVID-19. Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Phượng - giảng viên cao cấp, Phó Chủ nhiệm bộ môn nội, Trường đại học Y Dược, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - khuyến cáo: “Không phải ai mắc COVID-19 cũng có triệu chứng hậu COVID-19 và cần thăm khám”. Tuy nhiên, những thông tin quá lớn, quá sâu về cái gọi là “di chứng hậu COVID-19” đã lấn át tất cả. Nói như một bác sĩ, “hậu COVID-19 đã bị thổi phồng quá mức”.

Cũng chính sự “thổi phồng quá mức” này đã tạo “cơ hội vàng” cho hàng loạt phòng khám, cơ sở y tế, trong đó phần đa là y tế tư nhân, mở ra đủ loại “gói khám hậu COVID-19” với đủ mức giá. Có gói sau khi đã… giảm giá 10% vẫn còn tới 3,5 triệu đồng/người. Một gia đình cả nhà từng bị F0 cũng rồng rắn nhau đi khám, chi phí bỏ ra là không nhỏ. Điều đáng nói là chi phí này không những không nhỏ mà còn không thực sự cần thiết, khi nói như Phó giáo sư - tiến sĩ Trần Minh Điển, đây là việc đặc biệt gây lãng phí và khuyên không nên tiêu tốn vào việc không cần thiết: Ông thậm chí chỉ rõ: “Có một số đối tượng đang lợi dụng hậu COVID-19 để kiếm lợi”.

qua lua roi se thanh khe hinh 3

Và rõ ràng, trong cái sự “lợi dụng”“trục lợi” này, vô hình trung, truyền thông, trong “cơn say thông tin” đã tạo mảnh đất màu mỡ cho những đối tượng làm y tế vốn dĩ thiếu đi cái tâm sáng của những người đã có cho mình lời thề Hypocrates.

Báo chí đi sâu, đi trúng vào những vấn đề dân kế, dân sinh mà công chúng, người dân quan tâm, là điều hợp nhẽ, là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh trách nhiệm thông tin. Nhưng báo chí, khác với truyền thông mạng xã hội. Báo chí có tính nhân vân, tính khách quan... Người cầm bút phải có lương tâm, có trách nhiệm với những gì mình chuyển tải tới công chúng….

Vì thế, như người xưa có câu “quá lửa thành khê”, khi báo chí không kiểm soát được “cơn say thông tin” của chính mình, đôi khi có thể đẩy sự việc, nhân vật mình phản ánh đi quá xa, thậm chí đi chệch khỏi quỹ đạo, bản chất ban đầu. Như trong câu chuyện bà Nguyễn Phương Hằng trước khi bị bắt đã từng được ngợi ca như một “hiện tượng”, hay “hậu COVID-19” đang bị thổi phồng quá mức, rõ ràng, báo chí đã không hoàn toàn vô can.

Hồng Hà

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn