Sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành: Cơ hội lớn cho hàng “made in Việt Nam”

Thứ ba, 21/11/2023 11:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đang được giao triển khai Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành. Đây là cơ hội cho hàng Việt Nam có thể lên “sàn”.

Triển vọng đưa hàng Việt lên thương mại điện tử

Trong nhiều năm, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Thậm chí, thương mại điện tử Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng 20% trong suốt 7 - 8 năm qua, ngay cả trong đại dịch COVID-19.

Theo số liệu của Statista, đến năm 2025, doanh thu bán hàng trực tuyến sẽ chiếm khoảng 1/10 tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam. Doanh thu của thị trường thương mại điện tử sẽ đạt 9 tỷ USD.

san thuong mai dien tu hop nhat 63 tinh thanh co hoi lon cho hang made in viet nam hinh 1

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. (Ảnh: TCTC)

Một số báo cáo của các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy, các sản phẩm hàng hóa Việt Nam ngày càng được ưa chuộng. Trong đó, các mặt hàng làm đẹp, quần áo, giày dép “made in Việt Nam” đang chiếm tỷ trọng lớn.

Ông Trần Đình Toản, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB, đại lý ủy quyền của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam cho biết, sau đại dịch COVID-19, xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng. Bản thân các doanh nghiệp cũng đang ý thức được điều đó.

"Trước kia nếu việc kinh doanh cần phải mở cửa hàng ở khu phố hay các hệ thống đại lý thì bây giờ chúng ta có thể trực tiếp lên Internet mở các “trung tâm thương mại”. Chỉ có Internet mới tạo ra được sàn giao dịch lên đến hàng triệu doanh nghiệp, hàng tỷ sản phẩm và lượng khách hàng khổng lồ. Nhiều doanh nghiệp có doanh số tăng lên đến 70-80% khi tham gia các sàn thương mại”, ông Toản nhấn mạnh. 

Ông Lê Văn Tòng, Trưởng ban kinh doanh trực tuyến Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), chia sẻ, đối tượng khách hàng hiện nay chủ yếu là nữ và đang ngày càng trẻ hóa, người mua hàng online tại sàn Coop trung bình mua tổng giá trị sản phẩm cao hơn 2,4% so với việc mua hàng trực tiếp từ các đại lý, siêu thị. Điều đã này chứng tỏ được sức hút của thương mại điện tử trong việc mua sắm, tiêu dùng ngày nay.

“Hiện nay, 70% dân số Việt Nam tiếp cận Internet và đa phần là người trẻ trong thế hệ Gen Z, đến năm 2050 Gen Z chính là đối tượng tiêu dùng chính và mua sắm chính, đây chính tiềm lớn trong việc phát triển”, ông Tòng nhấn mạnh.

Trước những biến động của nền kinh tế cùng với “làn sóng” công nghệ thông tin, doanh nghiệp Việt Nam cần ngày càng quan tâm đến việc phát triển các hình thức mua bán, đem đến ấn tượng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc các doanh nghiệp phát triển sản phẩm trên sàn thương mại điện tử cùng gặp nhiều thách thức không nhỏ.

san thuong mai dien tu hop nhat 63 tinh thanh co hoi lon cho hang made in viet nam hinh 2

Hàng “made in Việt Nam” đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử. (Ảnh: BQN)

Theo ông Lê Văn Tòng, thương mại điện tử còn gặp thách thức trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc hiểu được tầm quan trọng và cách thức triển khai. Ngoài ra, việc để những người mua sắm lớn tuổi tìm đến các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử cũng là những khó khăn đối với doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp cần tiếp cận và hỗ trợ khách hàng quen dần với việc mua sắm online, đi từ những mô hình nhỏ đến lớn hơn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc tham gia sàn thương mại điện tử cần theo dõi xu hướng của thị trường, sẵn sàng chấp nhận thất bại từ sự thay đổi trong cách thức kinh doanh”, ông Tòng nhấn mạnh.

Sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành

Để thâm nhập vào thị trường nội địa, giới chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp, nên sáng tạo hơn trong việc thiết kế và sản xuất sản phẩm. Việc xây dựng hình ảnh sản phẩm bằng những hình thức độc đáo là một ý tưởng giúp sản phẩm của doanh nghiệp thu hút người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử.

san thuong mai dien tu hop nhat 63 tinh thanh co hoi lon cho hang made in viet nam hinh 3

Sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành. (Ảnh: Moit)

Bên cạnh đó, về phía cơ quan quản lý Nhà nước, hưởng ứng Cuộc vận động động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đang được giao triển khai Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, theo Quyết định số 645 của Thủ tướng Chính phủ, về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành hướng tới 4 mục tiêu chính:

Một là, thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử;

Hai là, kết nối các sàn thương mại điện tử địa phương trên cả nước về một địa chỉ;

Ba là, hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng thông qua việc lựa chọn sản phẩm có trọng tâm của địa phương theo tiêu chí sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP.. để triển khai sự kiện truyền thông, quảng bá thúc đẩy hoạt động giao dịch trực tuyến, tăng doanh số bán hàng;

Bốn là, xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

Đại diện Trung tâm Phát triển thương mại điện tử cho biết: Sàn thương mại điện tử hợp nhất là mô hình chuỗi cung ứng hàng hóa tập trung từ trung ương đến địa phương và cũng là địa điểm để chia sẻ, giao lưu hàng hóa giữa các địa phương trên toàn quốc, ngoài ra sàn thương mại điện tử hợp nhất còn cung cấp các công cụ tiếp thị, xúc tiến bán hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào một địa chỉ tên miền là có thể thực hiện hầu hết mọi thao tác trên cùng 1 nền tảng. 

“Qua đó giúp doanh nghiệp, cá nhân phát triển TMĐT, đồng thời tạo ra sự tập trung, thu hút được lượng lớn nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng”, đơn vị này nói.

Trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử sẽ tiếp tục liên hệ và kết nối sàn hợp nhất với các sàn nhánh để hoàn thiện hệ thống, tạo nên một môi trường kết nối giao thương đa chiều hiệu quả, từ đó, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Dâu tây Mộc Châu “bay” cùng Vietnam Airlines

Dâu tây Mộc Châu “bay” cùng Vietnam Airlines

(CLO) Vietnam Airlines đang phục vụ nhiều món ăn mới trên chuyến bay lấy cảm hứng từ trái dâu tây Mộc Châu tươi ngon.

Tự hào hàng VN - Tinh hoa hàng VN
Số lượng doanh nghiệp “phá sản” tăng đột biến trong tháng 1

Số lượng doanh nghiệp “phá sản” tăng đột biến trong tháng 1

(CLO) Trong tháng 1/2024, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có phần tăng đột biến, với mức tăng lên tới 22,8%. Con số này cao gấp gần gấp đôi so với số lượng doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại.

Tự hào hàng VN - Tinh hoa hàng VN
Sản phẩm “Signature” của HAKI Coffee và hành trình chinh phục thị trường trong nước

Sản phẩm “Signature” của HAKI Coffee và hành trình chinh phục thị trường trong nước

(CLO) Không chỉ sở hữu sản phẩm “Signature” (sản phẩm mang lại dấu ấn cho thương hiệu), HAKI còn có những chiến dịch kinh doanh tại mỗi thời điểm tại thị trường nội địa.

Tự hào hàng VN - Tinh hoa hàng VN
HABECO: Hành trình 65 năm chinh phục người Việt

HABECO: Hành trình 65 năm chinh phục người Việt

(CLO) Sau hành trình 65 năm hình thành và phát triển, các sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Việt Nam.

Tự hào hàng VN - Tinh hoa hàng VN
Trái cây Việt Nam được hưởng “quả ngọt” bằng những giấy thông hành xuất ngoại

Trái cây Việt Nam được hưởng “quả ngọt” bằng những giấy thông hành xuất ngoại

(CLO) Nhiều năm nỗ lực nâng cao chất lượng đã giúp nhiều trái cây Việt Nam được hưởng “quả ngọt” bằng những giấy thông hành xuất ngoại.

Tự hào hàng VN - Tinh hoa hàng VN