Sáng kiến Vành đai Con đường gặp nhiều thách thức, liệu Mỹ có thể cạnh tranh?

Thứ hai, 22/08/2022 20:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức hàng đầu của Mỹ công du thế giới vào mùa hè này nhằm thúc đẩy cam kết hỗ trợ hàng trăm tỷ USD cho các nước nghèo hơn, một động thái không nói ra bằng lời là cạnh tranh với Trung Quốc.

Cơ hội rộng mở cho Mỹ

Trong gần một thập kỷ qua, Sáng kiến phát triển rộng khắp toàn cầu của Trung Quốc, được gọi là Vành đai và Con đường, đã rót hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng mỗi năm - mở đường cao tốc từ Papua New Guinea đến Kenya, xây dựng các cảng biển từ Sri Lanka đến Tây Phi, và cung cấp điện và cơ sở hạ tầng viễn thông cho người dân từ Mỹ Latinh đến Đông Nam Á.

sang kien vanh dai con duong gap nhieu thach thuc lieu my co the canh tranh hinh 1

Các công nhân làm đường ray Mombasa-Nairobi do Trung Quốc tài trợ ở Kenya vào năm 2016. (Nguồn: CNN)

Trong khi đó, Mỹ hiện muốn củng cố vai trò của mình trong phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu khi nước này tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc.

Vào tháng 6 vừa qua, Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo từ Nhóm bảy nền kinh tế tiên tiến hứa sẽ đầu tư 600 tỷ USD, trong đó 200 tỷ USD đến từ Mỹ trong năm 2027 để "cung cấp các dự án thay đổi cuộc chơi nhằm thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng" giữa các quốc gia.

Trong tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Wendy Sherman đã đến thăm các nước Nam Thái Bình Dương, thúc đẩy quan hệ đối tác mới nhằm tăng cường hỗ trợ cho các quốc đảo, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Antony Blinken thông báo một kế hoạch hướng đến châu Phi.

“Chúng tôi đã thấy hậu quả khi các giao dịch cơ sở hạ tầng quốc tế bị tham nhũng và cưỡng chế, khi chúng được xây dựng kém hoặc hủy hoại môi trường, khi họ nhập khẩu hoặc lạm dụng công nhân, hoặc trở thành gánh nặng cho các quốc gia với các khoản nợ lớn”, Blinken nói trong chuyến thăm thủ đô Pretoria, nơi ông tiết lộ "Chiến lược châu Phi cận Sahara" mới của Nhà Trắng.

"Đó là lý do tại sao điều quan trọng với các quốc gia là phải lựa chọn đúng, cân nhắc một cách minh bạch, với sự đóng góp của cộng đồng địa phương mà không bị áp lực hoặc ép buộc", ông nói thêm trong một tham chiếu rõ ràng về những chỉ trích phổ biến đối với các dự án do Trung Quốc tài trợ.

Sự cạnh tranh trực tiếp từ Hoa Kỳ đến vào thời điểm bấp bênh đối với Siêu dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Ngay cả khi sáng kiến này đã có tác động đến một số quốc gia, việc thiếu hụt nguồn vốn và phản ứng chính trị đã khiến một số dự án bị đình trệ và công chúng ở một số quốc gia lo ngại về các vấn đề như dư nợ và ảnh hưởng của Trung Quốc .

Những cáo buộc rằng Vành đai và Con đường là một "cái bẫy nợ" khổng lồ được thiết kế để kiểm soát cơ sở hạ tầng địa phương đã làm giảm uy tín của Siêu dự án này.

Các nhà phân tích cho biết những thách thức kinh tế trong nước và môi trường tài chính đang thay đổi trên toàn cầu cũng có khả năng tác động đến cách các nhà cho vay và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc triển khai quỹ.

Tất cả những điều này có thể tạo cơ hội cho Washington tiến tới và làm việc với các đối tác sẵn sàng cần hỗ trợ tài chính. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra là Mỹ có thể hỗ trợ lớn đến mức nào, cả về huy động hàng tỷ USD và thúc đẩy cơ sở hạ tầng - những lĩnh vực mà Trung Quốc từ lâu đã xuất sắc?

Thế giới sẽ tốt đẹp trở lại?

Mỹ đã là nhà tài trợ viện trợ hàng đầu thế giới cho các nước đang phát triển. Nhưng liệu họ có thể huy động khu vực tư nhân và một chi nhánh tài chính phát triển mới được tân trang lại gần đây, được gọi là Tổng công ty Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, để cạnh tranh với Trung Quốc với tư cách là một nhà tài trợ cơ sở hạ tầng hay không lại là một câu hỏi khác.

Trong khi đó, sáng kiến G7, ban đầu được công bố vào năm 2021 với tên gọi Build Back Better World, đã có một khởi đầu chậm chạp, các nhà phân tích chỉ rõ. Các nhà lãnh đạo chỉ chính thức khởi động sáng kiến - hiện được gọi là Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu - tại Đức vào mùa hè năm nay.

sang kien vanh dai con duong gap nhieu thach thuc lieu my co the canh tranh hinh 2

Nhà máy thủy điện Karuma do Trung Quốc tài trợ ở Uganda, được chụp ở đây vào năm 2020, vẫn đang trong quá trình xây dựng sau những thất bại do Covid-19. (Nguồn: CNN)

Ngoài việc Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ 200 tỷ USD từ các khoản viện trợ không hoàn lại, tài trợ liên bang và các khoản đầu tư của khu vực tư nhân, Nhà Trắng hứa dự án sẽ "chứng minh cách hàng triệu đô-la có thể huy động được hàng chục hoặc hàng trăm triệu đô-la nữa trong các khoản đầu tư tiếp theo và hàng chục hoặc hàng trăm triệu đô-la đó có thể huy động hàng trăm tỷ đô-la khác”.

Nhưng không giống như mô hình của Bắc Kinh, nơi các thực thể nhà nước đóng vai trò chủ chốt, Mỹ không có khả năng xác định quy mô và phạm vi đầu tư của khu vực tư nhân, các nhà phân tích nói.

Mỹ cũng không có những động lực tương tự trong nước, chẳng hạn như dư thừa năng lực trong lĩnh vực công nghiệp, điều khiến Vành đai và Con đường trở thành lối thoát lý tưởng cho nền kinh tế Trung Quốc và giúp nước này triển khai các dự án nhanh chóng.

"Đây không phải là lần đầu tiên kỳ vọng đó được xây dựng, nhưng sẽ khá thách thức để được các công ty tư nhân tài trợ cho các dự án vì cuối cùng, họ có trách nhiệm với cổ đông của mình và họ muốn các dự án có lãi”, chuyên gia Malik của AidData cho biết.

Nhưng trong khi các công ty tư nhân của Mỹ tìm cách thu lại lợi nhuận, thì kế hoạch này có khả năng mở ra cơ hội cho Mỹ và các đối tác ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trong một số lĩnh vực nhất định, các nhà phân tích cho biết.

Một lý do là Hoa Kỳ tỏ ra sẵn sàng không cạnh tranh với Trung Quốc về các loại mặt hàng có giá trị đặc biệt lớn như xây cầu và đường sắt mà Trung Quốc đã quá nổi tiếng, hoặc tìm cách thúc đẩy các quốc gia khác chọn Mỹ hoặc Trung Quốc.

Thay vào đó, Mỹ có thể sử dụng mô hình tài chính công-tư của riêng mình và tập trung vào các lĩnh vực mà họ có thể có lợi thế cạnh tranh, các nhà phân tích cho biết, với việc Tổng thống Biden đưa ra các dự án an ninh năng lượng và khả năng chống chịu với khí hậu, các dự án công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như cơ sở hạ tầng thúc đẩy giới bình đẳng và củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe, là lĩnh vực trọng tâm.

Theo Christopher Isike, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Hoa Kỳ tại Đại học Pretoria của Nam Phi, Mỹ cũng có thể cần phải nhận thức rằng họ đã rút lui khỏi châu Phi sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và chỉ quay trở lại khi có một đối thủ cường quốc khác đang “làm mưa làm gió” tại đây.

Tuy nhiên, các chính phủ trên lục địa này sẽ hoan nghênh nhiều nguồn tài trợ hơn để giải quyết tình trạng thiếu hụt, và có ý kiến cho rằng Mỹ minh bạch hơn và họ có lợi thế hơn khi nói đến quyền lực mềm, theo ông Islike.

Ngoài ra, khi cuộc cạnh tranh của các cường quốc quay trở lại châu Phi, câu hỏi không phải là liệu các quốc gia sẽ lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc như thế nào, mà là liệu các Chính phủ châu Phi "có sẵn sàng tận dụng những lợi ích của cuộc cạnh tranh kiểu này hay không”.

Sơn Tùng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Sáng 14/5: Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC giá 88 triệu đồng/lượng

Sáng 14/5: Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC giá 88 triệu đồng/lượng

(CLO) Sáng 14/5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC với mức giá khởi điểm 88 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng giảm sốc, mỗi lượng vàng SJC “rơi” gần 5 triệu đồng

Giá vàng giảm sốc, mỗi lượng vàng SJC “rơi” gần 5 triệu đồng

(CLO) Phiên sáng nay (13/5), giá vàng SJC được doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh, mỗi lượng vàng mà người dân bán ra giảm gần 5 triệu đồng. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

(CLO) Vừa qua, Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).

Thị trường - Doanh nghiệp
Ai “ghìm cương” được giá vàng SJC?

Ai “ghìm cương” được giá vàng SJC?

(CLO) Giá vàng tăng liên tiếp nhiều tháng qua bất chấp nỗ lực bán ra hàng nghìn miếng vàng của Ngân hàng Nhà nước. Hiện Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt nhằm chặn đà tăng mạnh của giá vàng, đặc biệt là vàng SJC.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vì sao doanh nghiệp liên quan với thành viên của Sơn Kim Group bị kiện, yêu cầu phong tỏa tài khoản, cấm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?

Vì sao doanh nghiệp liên quan với thành viên của Sơn Kim Group bị kiện, yêu cầu phong tỏa tài khoản, cấm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?

(CLO) Vừa qua, doanh nghiệp có liên quan mật thiết với thành viên của Sơn Kim Group đã bị khởi kiện về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”. Ngay sau đó, nguyên đơn cũng có đơn yêu cầu phong tỏa tài khoản, cấm thực hiện hành vi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh người đại diện của công ty nói trên.

Thị trường - Doanh nghiệp