'Sóng thần' COVID-19 đe doạ nhấn chìm Myanmar

Thứ hai, 09/08/2021 10:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cơn bão Nargis đổ bộ vào tháng 5/2008 làm gần 140.000 người thiệt mạng là thảm họa tồi tệ nhất lịch sử Myanmar. Nhưng thảm hoạ còn tồi tệ hơn nữa có thể xảy ra với Myanmar khi làn sóng dịch COVID-19 thứ ba đang làm sụp đổ hệ thống y tế của nước này.

Bất ổn chính trị đe doạ khả năng chống dịch

Làn sóng COVID-19 thứ ba chưa được kiểm soát đang đe dọa hàng chục nghìn người Myanmar và có thể cả những người khác ở các nước láng giềng - Ảnh: Reuters

Làn sóng COVID-19 thứ ba chưa được kiểm soát đang đe dọa hàng chục nghìn người Myanmar và có thể cả những người khác ở các nước láng giềng - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

"Khả năng Myanmar trở thành tâm chấn thế giới của cuộc khủng hoảng COVID là rất thực tế và đó là mối nguy hiểm cho tất cả mọi người", cựu đại sứ Thái Lan, Kobsak Chutikul, người theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Myanmar phát biểu tại hội thảo trên mạng Asia News Network hôm 2/8.

Kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2, các nhân viên y tế dân sự đã bỏ việc như một phần của phong trào bất tuân dân sự quốc gia (CDM) chống lại sự tiếp quản chính quyền của quân đội. Điều này khiến nhiều người Myanmar đã trút những hơi thở cuối cùng ở nhà do không thể tiếp cận khoảng 60.000 giường bệnh trên khắp cả nước.

Trong bối cảnh bế tắc chính trị, số ca tử vong có thể không được báo cáo chính xác khi một số chuyên gia nói rằng nó có thể lên tới hàng chục nghìn. Theo các phóng viên Đài tiếng nói dân chủ Myanmar, số người chết ở Yangon, thành phố lớn nhất nước này đã vượt quá 2.000 người mỗi ngày trong những tuần gần đây.

Barbara Woodward, đại sứ Vương quốc Anh tại Liên Hợp Quốc cho biết tại một cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bảo an ngày 28/7: "Cuộc đảo chính đã dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống chăm sóc sức khỏe và nhân viên y tế đang bị tấn công và bắt giữ".

Bà nói: “Thực tế, virus đang lây lan trong dân số rất nhanh. Theo một số ước tính, trong hai tuần tới, một nửa dân số Myanmar có thể bị nhiễm bệnh".

Nếu điều đó được chứng minh là đúng, dựa trên tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 ở mức 0,003% trong dân số 54 triệu người, thì khoảng 80.000 người Miến Điện sẽ chết trong những tuần tới.

Zin Mar Aung, ngoại trưởng của Chính phủ Thống nhất Quốc gia nói rằng: “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra với đợt COVID-19 thứ ba ở Myanmar. Sự lây truyền ở Myanmar vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm".

Lực lượng quân đội được cho là đã bắt giữ 137 bác sĩ của phong trào CDM. Các nhân viên y tế vẫn đang hoạt động tin rằng họ đang chứng kiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những nơi khác. Khoảng 15.000 lượt xét nghiệm y tế đang được thực hiện hàng ngày với 37% cho kết quả dương tính.

"So với những đợt trước, số lượng bệnh nhân tử vong đợt này cao hơn nhiều", một bác sĩ của phong trào CDM cho biết. "Chúng tôi không thể nói chính xác liệu tỷ lệ tử vong và mức độ nghiêm trọng là do các biến thể mới hay do thiếu sự quản lý thích hợp, nhưng dựa trên tình hình hiện tại, các đột biến mới có thể xuất hiện ngay bây giờ hoặc trong tương lai gần".

Xét nghiệm là cần thiết để xác định xem Myanmar có đang tạo ra các biến thể COVID-19 như Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, cùng những nước khác hay không. Chỉ có hai cơ sở có khả năng tiến hành phân tích gen, một ở Yangon thuộc Bộ Y tế và Thể thao và một ở cơ sở quân sự.

Cần sự hỗ trợ quốc tế để vượt qua đại dịch

Myanmar đang đối mặt với tình trạng thiếu ôxy và bình chứa trầm trọng. Ảnh: Getty

Myanmar đang đối mặt với tình trạng thiếu ôxy và bình chứa trầm trọng. Ảnh: Getty

Một chuyên gia y tế ở Yangon cho biết: “Đây không phải là điều có thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác quốc tế vì nó đòi hỏi phải so sánh sự khác biệt với các biến thể ở các nước khác”. Nước láng giềng Thái Lan được trang bị tốt hơn để thực hiện các phân tích như vậy.

Chế độ quân sự, hay chính phủ lâm thời Myanmar đã không nhận ra được mức độ tàn khốc của cuộc khủng hoảng sức khỏe. Vào ngày 1/8, sáu tháng sau khi ông nắm quyền, Thượng tướng Min Aung Hlaing đã phủ nhận trách nhiệm để dịch bùng nổ.

"Những sự thật đang bị xuyên tạc trên các phương tiện truyền thông tin tức và trên mạng xã hội", ông nói trong một bài phát biểu trên truyền hình. Thay vào đó, ông đổ lỗi cho những người biểu tình: "Các cuộc tụ tập và đám đông khác nhau trên toàn quốc sau ngày 1/2 là lí do gây ra sự lây nhiễm của các loại biến thể COVID-19".

Vào ngày 27/7, các nhà chức trách thông báo rằng 10 lò hỏa táng mới đã nâng công suất hỏa táng của Yangon lên 3.000 tử thi mỗi ngày, đủ để xử lý hơn 20% dân số trong 5,4 triệu người của thành phố trong một năm.

Frank Smithuis, một bác sĩ người Hà Lan của Medical Action Myanmar, một trong số ít tổ chức hiện đang điều hành các trung tâm điều trị bệnh nhân nặng, tin rằng đại dịch đã tàn phá nặng nề Myanmar vì một số lý do ngoài sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Một là nước này thiếu khả năng miễn dịch COVID. Cộng với tỷ lệ tiêm chủng thấp, dân số ít có được sức đề kháng tự nhiên từ các đợt lây nhiễm trước - một kinh nghiệm tương tự như Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã từng làm rất tốt.

Bác sĩ Smithhuis nói: “Hai đợt lây nhiễm đầu tiên ở Myanmar rất nhỏ, không giống như ở châu Âu. Loại virus đó không dễ lây truyền như biến thể mới. Delta là biến thể mới đã bùng nổ. Ở Ấn Độ, họ có lợi thế về đợt thứ hai lớn hơn khiến khả năng miễn dịch ở một mức độ nào đó. Họ cũng có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn. Trong khi Myanmar, đại đa số người dân không bị nhiễm trùng trước đó".

Một vấn đề nữa là hệ thống chăm sóc sức khỏe đã bị lôi kéo vào cuộc xung đột chính trị gần đây. "Mọi người đang đổ lỗi cho nhau", ông nói. "Điều đó tất nhiên rất không tốt cho việc điều trị bệnh nhân".

Một nhà dịch tễ học giấu tên ở Yangon nghi ngờ rằng một nửa dân số ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã bị nhiễm bệnh. Những khu vực này bao gồm các quận của cố đô Yangon và tỉnh Chin giáp với Ấn Độ, nơi bắt nguồn của biến thể Delta. "Nó rõ ràng xuất phát từ đó và rất có thể là cùng một biến thể", nhà dịch tễ học cho biết.

Theo một số ước tính, chỉ khoảng 40% năng lực y tế của Myanmar đang hoạt động trong các cơ sở quân sự, phòng khám tư nhân, trung tâm cấp cứu và mạng lưới CDM. 

Một chương trình vắc xin đầy hứa hẹn được khởi xướng vào năm ngoái dưới chính phủ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi đứng đầu đã nhanh chóng kết thúc. Những người không tin tưởng thậm chí đã từ chối tiêm vắc xin khi chúng có sẵn.

Quang Anh

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

(CLO) Sự nóng lên toàn cầu đang đặt ra những câu hỏi lớn cho tương lai của ngành du lịch và cách xử lý các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Úc.

Thế giới 24h
Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h