Sửa Luật Đất đai: Thu hồi, đền bù vẫn là vấn đề nóng

Thứ bảy, 04/04/2015 00:07 AM - 0 Trả lời

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi, đền bù vẫn là vấn đề nóng

Báo Công luận
Người dân quan tâm nhất đến vấn đề thu hồi, bồi thường về đất đai. Ảnh minh họa

Đến thời điểm này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được trên 6 triệu lượt ý kiến góp ý đối với dự thảo sửa đổi Luật Đất đai. Thông tin được đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2013. 

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đào Trung Chính, ngoài việc tập hợp ý kiến góp ý của nhân dân, hiện cơ quan này cũng đã nhận được báo cáo góp ý của nhiều bộ, ngành, các tổ chức, đối tác phát triển như WB, Oxfam… 

Về nội dung góp ý, vấn đề về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất với hơn gần 1,8 triệu ý kiến. Tiếp đến là vấn đề giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý với hơn 1,2 triệu ý kiến. Các vấn đề còn lại của dự thảo cũng nhận được từ 500 - 20.000 ý kiến góp ý.

Cũng theo ông Chính, với hai nội dung quan trọng trên, phần lớn các ý kiến góp ý đều cho rằng, cần phải quy định rõ trong luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bởi thực tế hiện nay, những luật định về nội dung này còn chưa rõ ràng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Chẳng hạn như luật hiện nay chưa quy định rõ nguyên tắc kiếm đếm trong quá trính thu hồi, quá trình thu hồi, bồi thường nếu người dân không chấp hành thì số tiền ngân sách chi cho đền bù vẫn chưa biết gửi vào đâu…

Ngoài ra, phần lớn góp ý cũng đều kiến nghị luật phải quy định bồi thường khi thu hồi đất thì nhà nước phải bồi thường theo giá của loại đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi. Nhà nước chỉ bồi thường bằng đất trong trường hợp phải di chuyển chỗ ở, quy định cụ thể trách nhiệm của nhà nước khi bồi thường chậm…

Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết hiện Bộ đang tập hợp, hoàn chỉnh để gửi Chính phủ báo cáo Quốc hội về tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi luật này.

Dự kiến, sau khi Chính phủ báo cáo, Bộ tiếp tục hoàn thiện dự thảo để Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, khóa 13 sắp tới.

Theo VnEconomy

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn