Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biển đổi khí hậu

Thứ tư, 16/11/2016 07:56 AM - 0 Trả lời

Cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giúp nông dân sản xuất được nhiều sản phẩm hơn với đầu tư ít hơn, trong khi đó lại giảm được phát thải nhà kính là mục tiêu chính của việc tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

(CLO) Cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giúp nông dân sản xuất được nhiều sản phẩm hơn với đầu tư ít hơn, trong khi đó lại giảm được phát thải nhà kính là mục tiêu chính của việc tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

[caption id="attachment_133445" align="aligncenter" width="600"]nếu áp dụng tưới tiết kiệm có thể giảm 40-50% lượng nước tưới; 50% lượng phân bón; trên 90% công tưới nước, bón phân; chất lượng cà phê đều hạt và năng suất tăng 10-20%. Như vậy cà phê sẽ tăng 60-100% lợi nhuận. Áp dụng tưới tiết kiệm giúp giảm 40-50% lượng nước tưới; 50% lượng phân bón; năng suất tăng 10-20% và tăng 60-100% lợi nhuận. (Ảnh:Internet)[/caption]

Phát biểu tại hội thảo “Tái cơ cấu nông nghiệp, thích ứng với biển đổi khí hậu”, ông Trần Đại Nghĩa (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) cho biết: Từ năm 2010, Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình nhằm thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu với các biện pháp công trình như các hệ thống thủy lợi, hồ đập.

Tuy nhiên, những giải pháp như: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng tốt hơn với các điều điện thời tiết bất thường.... lại chưa được đầu tư nhiều.

Theo ông Nghĩa, để tiến hành các biện pháp thúc đẩy áp dụng và nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu, phát triển mô hình phù hợp với từng vùng sinh thái cần được quan tâm, chú trọng. Và vấn đề bây giờ làm sao để nhân rộng các giải pháp một cách hiệu quả để nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Xuân Kiều, Phó Giám đốc Trung tâm Thuỷ lợi Miền núi phía Bắc (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam) đánh giá, biến đổi khí hậu và nước tưới là vấn đề nông dân đang gặp phải hàng ngày, hàng giờ. Chỉ có con đường duy nhất là ứng dụng công nghệ mới để giảm giá thành, nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh.

Thực tế hạn hán ở Tây Nguyên, hạn hán và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gay gắt khiến quỹ đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp. Chi phí lao động cho nông nghiệp cũng ngày càng cao. Trong khi đó yêu cầu của thị trường là giá thành phải ngày càng rẻ, sản lượng cao, chất lượng ngày càng khắt khe. Do vậy, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giá trị cao để giảm giá thành, nâng cao năng suất, tăng tính cạnh tranh.

Theo ông Kiều, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thực hành bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và phân bón, giảm phát thải khí nhà kính nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác và tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao.

Ví dụ như cây cà phê, nếu áp dụng tưới tiết kiệm có thể giảm 40-50% lượng nước tưới; 50% lượng phân bón; trên 90% công tưới nước, bón phân; chất lượng cà phê đều hạt và năng suất tăng 10-20%. Như vậy cà phê sẽ tăng 60-100% lợi nhuận. Tưới tiết kiệm cho hồ tiêu cũng giúp tăng 20-30% lợi nhuận.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án "Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biển đổi khí hậu" triển khai tốt sẽ giúp ngành nông nghiệp vươn tới phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại với mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 sẽ có khoảng 500.000ha cây trồng cạn chủ lực được tưới theo hướng hiện đại với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

PV

 

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô