Thanh Hóa: Cán bộ sa ngã, vui hay buồn?

Thứ tư, 17/06/2020 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó không hẳn là một câu hỏi và cũng rất khó để lượng hóa câu trả lời một cách rạch ròi. Nhưng chắc chắn, phải có cả niềm vui và nỗi buồn trong một hiện tượng mà từ lâu đã không còn là bất ngờ với dư luận.

Hai ngày sau khi bị cảnh cáo, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xuất hiện trước các vị đại biểu HĐND và cử tri tại kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII. Ảnh: TL

Hai ngày sau khi bị cảnh cáo, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xuất hiện trước các vị đại biểu HĐND và cử tri tại kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII. Ảnh: TL

Một tháng qua, nếu sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google về hai từ khóa Thanh Hóa”, nhiều người đã phải bắt gặp những câu chuyện không vui.

Đó là Phó Chủ tịch huyện biến phòng làm việc thành sới bạc.

Đó là trưởng phòng Sở Nội vụ rủ bạn về nhà chơi phỏm ăn tiền.

Đó là việc một nữ Bí thư Huyện đoàn bị khai trừ ra khỏi Đảng vì ngoại tình. Đó là việc Nguyên Hiệu trưởng một Trường đại học và đương kim Phó Chủ tịch UBND tỉnh bị cảnh cáo vì những sai phạm trong một đề án có tên “Phát triển nguồn nhân lực” nhưng lại làm cho nhân lực bị… yếu đi.

Điều đáng chú ý là nó diễn ra liên tiếp trong giai đoạn địa phương này đang tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc.

Thậm chí việc công bố Quyết định kỷ luật ông Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh diễn ra sau Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa đúng 01 ngày và trước kỳ họp lần thứ 12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII đúng 02 ngày.

Vậy là tại kỳ họp vào ngày 15/6, ông Quyền dự họp với một tâm thế khác, tâm thế của một cán bộ lãnh đạo vừa bị kỷ luật cảnh cáo trước đông đảo các vị đại biểu của dân.

Phát biểu của Phó Chủ tịch mà Quyết định kỷ luật còn chưa ráo mực sẽ được người dân đón nhận như thế nào.

Sinh tháng 01/1961, không còn đủ tuổi để tái cử theo quy định nên chỉ còn ít tháng nữa, sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ông Phạm Đăng Quyền sẽ nghỉ hưu. Nhiều người cảm thấy tiếc cho ông và một số cán bộ lãnh đạo ở Thanh Hóa khi gần nghỉ hưu vẫn dính sai phạm đến mức phải kỷ luật. Nhưng cũng có người cảm thấy vui vì kỷ luật Đảng và pháp luật được thực thi, bất kể đó là ai, dân hay quan.

Không còn vùng cấm, không còn đường băng bằng phẳng cho những chuyến bay lỗi hạ cánh an toàn.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cho rằng: Càng những lúc như thế này càng phải làm nghiêm vì nếu không 5 năm tới lại sai tiếp, nhầm tiếp. Ảnh: Quang Duy

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cho rằng: Càng những lúc như thế này càng phải làm nghiêm vì nếu không 5 năm tới lại sai tiếp, nhầm tiếp. Ảnh: Quang Duy

Nói như Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bên lề kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII thì: “Việc xử lý kỷ luật là việc cực chẳng đã nhưng buộc phải làm. Việc xử lý này là theo quy định cho dù người đó là ai, ở cương vị, cấp bậc nào. Thực tiễn không thể chấp nhận những lãnh đạo tha hoá, biến chất, cố tình làm trái các quy định của Đảng và Nhà nước. Một cán bộ ở cương vị lãnh đạo như Phó Chủ tịch UBND huyện, như Trưởng phòng Quản lý công chức – viên chức của Sở Nội vụ mà đánh bạc thâu trưa suốt sáng như vậy là không thể chấp nhận được”.

Việc xử lý cán bộ lãnh đạo đúng vào thời điểm đang tổ chức Đại hội Đảng các cấp tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của địa phương nhưng theo Bí thư Chiến thì đó là ảnh hưởng theo chiều hướng tốt lên. “Những đồng chí không đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức chính trị, đạo đức lối sống và các quy định khác của Đảng, nếu tiếp tục tham gia cấp uỷ khoá tới và nếu được giao những trọng trách quan trọng trong bộ máy của Đảng và chính quyền các cấp thì đấy chính là tai hoạ cho nên phải kiên quyết xử lý và lọc ra những đồng chí không đảm bảo tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy. Càng những lúc như thế này càng phải làm nghiêm vì nếu không 5 năm tới lại sai tiếp, nhầm tiếp” – ông Chiến nói.

Một nhiệm kỳ sắp khép lại được xem là… rực rỡ của xứ Thanh khi hầu hết những chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Thanh Hóa đang dần trở thành một cực tăng trưởng của khu vực miền Trung và bắt đầu xây đắp khát vọng thịnh vượng.

Nhưng cũng trong chính nhiệm kỳ này, không ít cán bộ đã sa ngã bằng nhiều cách khác nhau. Có ít nhất 5 Tỉnh ủy viên chịu kỷ luật từ khiển trách đến cách chức và nhiều cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý sai phạm, trong đó có những người phạm pháp hình sự.

Rồi đây, Ban soạn thảo báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX có thể sẽ phải xem xét, bổ sung, nhấn mạnh thêm những nội dung này vào văn kiện của Đại hội như một bài học kinh nghiệm cần rút ra cho nhiệm kỳ tới.

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn