“Thắp lửa” trong dân

Thứ hai, 20/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhìn từ những kỳ họp Quốc hội vừa qua, dễ thấy những vấn đề của cuộc sống, những mong ước của cử tri đã được phản ánh kịp thời, sinh động. Hàng loạt những vấn đề quốc kế dân sinh, xuất phát từ nhu cầu bức thiết, sát sườn của đời sống đã được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội.

Đó là điều đáng mừng, nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, còn nhiều điều cử tri chưa thật sự thỏa mãn, bản thân một số đại biểu vẫn còn băn khoăn, trăn trở…

Dân chủ, trách nhiệm với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

Tin tưởng và kỳ vọng là suy nghĩ của nhiều cử tri trước mỗi kỳ họp Quốc hội, bởi thực tế, không ít cử tri băn khoăn và cho rằng, liệu tâm tư, nguyện vọng của mình gửi gắm qua các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có được đưa đến nghị trường? Chính bởi sự băn khoăn đó, những năm gần đây, các phiên họp Quốc hội đã được truyền hình trực tiếp qua kênh sóng của Đài truyền hình Việt Nam. Cùng với đó là những nỗ lực của Quốc hội khi đưa trí tuệ nhân tạo vào nghị trường, thông qua sự đổi mới này, các diễn biến kỳ họp Quốc hội đã được cử tri, nhân dân theo dõi sát sao và đánh giá cao. Trong đó, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn thể hiện tính dân chủ ngày càng tiến bộ, chuyên nghiệp.

Kỳ họp cuối năm 2019, cũng là năm khởi đầu của quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Kỳ họp cuối năm 2019, cũng là năm khởi đầu của quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào kỳ họp, đa số các ĐBQH đều cho rằng, đây là cách làm rất hiệu quả, nó không chỉ giúp giảm bớt được việc sử dụng văn bản giấy, mà còn giúp các ĐBQH có cơ hội tiếp cận các nguồn tài liệu khác nhau thuận lợi hơn. Đồng thời, giúp các đại biểu thuận lợi hơn trong việc tra cứu tài liệu, tiếp cận thông tin đa chiều, qua đó nâng cao chất lượng các ý kiến đóng góp về dự án luật, về các vấn đề quan trọng trực tiếp tác động đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người dân...

Có thể thấy, thông qua các phiên chất vấn tại Quốc hội, nhiều vấn đề nóng liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội, chính sách pháp luật được tranh luận, góp ý như việc đội vốn, chậm tiến độ của dự án đường sắt Hà Đông – Cát Linh; tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La; tình trạng “tham nhũng vặt”; quan lộ thần tốc của một số lãnh đạo… nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của cử tri. Bởi thế, không khó hiểu vì sao ngày càng có nhiều đại biểu Quốc hội nhận được sự yêu mến của cử tri và nhân dân cả nước.

Từ sự thẳng thắn của các đại biểu, qua các phiên chất vấn nhiều người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong mỗi kỳ họp Quốc hội, thậm chí mỗi lần đề cập đến là cử tri có thể “thuộc nằm lòng” như các đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Sỹ Cương, Lê Thanh Vân... Bởi lẽ, phát biểu của các đại biểu này không những thể hiện được lòng yêu nước, tầm cao của trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc, bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn là sự thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Qua các kỳ họp Quốc hội, điều cử tri và các đại biểu Quốc hội không thể phủ nhận đó là những chuyển biến tích cực thời gian qua của từng lĩnh vực thể hiện quyết tâm, trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, tư lệnh ngành trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Để vơi bớt những băn khoăn

Tuy nhiên, bên cạnh những đại biểu luôn làm “nóng” nghị trường với những vấn đề nóng, không ngại đụng chạm được cử tri “nhớ mặt, đặt tên”, cử tri vẫn còn cảm thấy băn khoăn, trăn trở khi đâu đó còn nhiều đại biểu chưa thực hiện được lời hứa của mình với cử tri, đó là chưa nói được tiếng nói của dân. Thậm chí, nhiều đại biểu thường xuyên vắng họp, hay đi họp nhưng không phát biểu, hoặc nếu có phát biểu thì cũng chưa đi thẳng vào vấn đề mà dư luận quan tâm…

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) nghẹn ngào rơi nước mắt nói “hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của người công nhân và hãy nhìn vào những đứa trẻ mà cha, mẹ phải gửi về quê. Có người mẹ, cha nào muốn xa con mình không?”

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) nghẹn ngào rơi nước mắt nói “hãy nhìn vào cuộc sống thực tế của người công nhân và hãy nhìn vào những đứa trẻ mà cha, mẹ phải gửi về quê. Có người mẹ, cha nào muốn xa con mình không?”

Không chỉ có các cử tri băn khoăn, không ít đại biểu Quốc hội cũng cảm thấy băn khoăn và trăn trở khi chưa nói hết được tiếng lòng của người dân tại nghị trường. Đề cập đến vấn đề trên, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã từng cho rằng, đại biểu phải biết tự vấn và tự “xấu hổ” với những điều mà mình hứa, những điều làm chưa được chọn vẹn với cử tri, với nhân dân. Hay đâu đó, qua các kỳ họp Quốc hội nhiều đại biểu chưa cảm thấy thỏa mãn khi các câu hỏi chất vấn của mình, chưa được các đại biểu, các tư lệnh ngành trả lời thẳng thắng mà quanh co, không dám nhận trách nhiệm.

Vẫn biết các Bộ trưởng, các tư lệnh ngành chịu nhiều áp lực trong quản lý, điều hành lĩnh vực mình phụ trách, nhưng không thể chỉ vì quá khó khăn, đổ lỗi cho tác động khách quan mà thiếu chủ động tìm giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ hiệu quả. Đặc biệt, không thể chần chừ thực hiện lời hứa, cam kết với đại biểu Quốc hội, với cử tri. Qua đó, các cử tri và đại biểu mong rằng, với sự cầu thị tiếp thu nghiêm túc, quyết tâm hành động, các tư lệnh ngành sẽ khắc phục hiệu quả những tồn tại, giải quyết rốt ráo những vấn đề quốc kế dân sinh tồn đọng bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực...

Khép lại mỗi kỳ họp, có lẽ sẽ còn nhiều điều cử tri chưa thật sự thỏa mãn, chưa thật an tâm. Đâu đó, vẫn còn những nỗi lo về tình hình kinh tế — xã hội của đất nước mà ngay cả bản thân nhiều đại biểu cũng còn băn khoăn, trăn trở. Nhưng, nhìn lại những chặng đường đã qua của các kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri đều ghi nhận, các kỳ họp Quốc hội đã có những cải tiến, đổi mới, hành động vì lợi ích của nhân dân. Và đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ truyền đi từ Hội trường Diên Hồng sau các kỳ họp. Bằng nhiều cải tiến mạnh mẽ, Quốc hội đang thực sự trở thành một diễn đàn chính sách thực sự, chứ không phải chỉ là nơi để thông qua nghị quyết.

Với tinh thần ấy, cử tri cũng mong muốn những quyết sách của Quốc hội không chỉ dừng lại ở Hội trường Diên Hồng mà sẽ được Chính phủ triển khai quyết liệt và phát huy hiệu quả trong thực tế của đời sống xã hội. Những lời hứa sẽ được hiện thực hóa, những vấn đề tồn đọng được giải quyết rốt ráo và đi đến cùng sự việc, những cơ chế, chính sách bất hợp lý phải được sửa đổi… Cử tri cũng kỳ vọng, mỗi đại biểu Quốc hội, người đại diện cho tiếng nói của cử tri cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tích cực tham gia góp ý kiến, chuyển tải tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri tới nghị trường.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội luôn băn khoăn, trăn trở với tiếng lòng của dân nơi nghị trường.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội luôn băn khoăn, trăn trở với tiếng lòng của dân nơi nghị trường.

Và hơn thế, tiếp sau mỗi kỳ họp, cử tri lại mong rằng, các hoạt động của Quốc hội tiếp tục gần dân, sát dân hơn nữa; nghị trường Quốc hội thực sự trở thành diễn đàn đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, ngày càng sôi động và tràn đầy mang “hơi thở” cuộc sống… đó cũng chính là mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước mỗi khi kỳ họp Quốc hội khép lại. Khi đó, cử tri mới thực sự thỏa mãn, đại biểu Quốc hội vơi bớt băn khoăn, trăn trở…

Đắc Nguyên

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn