Thế giới 2022: Vượt gian khó để tiến về phía trước…

Chủ nhật, 02/01/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2021 đã khép lại với những nỗi buồn và lo âu tràn ngập khi đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát tiếp tục kìm hãm nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát và những tác động xấu của biến đổi khí hậu khiến cho bức tranh thế giới toàn cảnh nhuốm một màu u ám.

Chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều nơi, trong khi cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Những chỉ dấu này báo hiệu về một năm 2022 đầy rẫy khó khăn ở phía trước.

Thách thức kinh tế

Quả thật, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm, bị tác động bởi rất nhiều yếu tố: Thời tiết khắc nghiệt, cúm lợn, giá năng lượng tăng, thiếu lao động, sự tắc nghẽn và gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra… Tất cả những yếu tố này đã đẩy giá lương thực lên mức cao nhất trong một thập kỷ.

Theo Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO), giá lương thực thế giới tháng 10 năm 2021 chạm mức cao nhất kể từ năm 2011. Chỉ số này tăng đáng kinh ngạc, lên 31,3% so với tháng 10 năm 2020. Động lực tăng giá là dầu thực vật và ngũ cốc ở các nước xuất khẩu lớn như Canada, Nga, Hoa Kỳ và Malaysia bị sụt giảm thu hoạch do tình trạng thiếu hụt lao động nhập cư và giá dầu thô tăng đột biến.

Các quốc gia mới nổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với việc các khu vực Nam Mỹ cũng như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua lạm phát giá lương thực ở mức hai con số, nhưng ngay cả các quốc gia giàu nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đang có mức tăng trung bình 4,5%.

Ở châu Á, khu vực có tính chất đa dạng của các nền kinh tế - trải dài từ Singapore và Hồng Kông phát triển đến Malaysia có thu nhập trung bình cao, Ấn Độ mới nổi và Philippines đang phát triển – điều tồi tệ nhất dường như đã tránh được nhưng họ ít nhiều vẫn bị tác động và mỗi nền kinh tế bị ảnh hưởng theo một cách riêng.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc diễn ra trầm trọng khi các nhà máy điện phải đóng cửa do thiếu than; người dân ở nhiều thành phố phải sống trong cảnh ngắt điện luân phiên; nhiều xí nghiệp, nhà máy phải đóng cửa vì không có điện sản xuất, hoặc chỉ duy trì hoạt động một cách cầm chừng.

Áp lực từ mục tiêu khí hậu, giảm phát thải khí carbon về 0 vào năm 2050 buộc Trung Quốc phải thắt chặt chính sách sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đóng cửa các mỏ nhỏ thiếu hiệu quả, giảm nhập khẩu than. Điều này dẫn đến cuộc khủng hoảng thiếu điện khi nền kinh tế khởi động trở lại sau sự thời gian đình trệ bởi đại dịch.

the gioi 2022 vuot gian kho de tien ve phia truoc hinh 1

Một học sinh được tiêm vắc-xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng cho thanh thiếu niên tại Venezuela. Ảnh: Reuters

Sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc, Ấn Độ khiến họ phải thay đổi cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Cop26, cho thấy thách thức ghê gớm trong việc giải quyết bài toán khí hậu khi nó xung đột quá nhiều với nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc tiếp tục duy trì tốc độ khai thác và sử dụng than đá như hiện tại đồng nghĩa với việc phải hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu, mà Trung Quốc và Ấn Độ đã quá thấm thía điều này trong vài năm gần đây. Những trận mưa lũ kỷ lục cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm và gây thiệt hại hàng chục tỷ đô-la.

Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu cũng rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, đánh dấu bằng việc giá khí đốt tăng vọt khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa do thiếu điện và việc mất điện xảy ra trên diện rộng. Cùng với giá khí đốt tăng vọt, lạm phát cũng gia tăng ở hầu hết các nước châu Âu do tác động của đại dịch COVID-19, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và sản xuất đình trệ trên toàn cầu đẩy chi phí lên cao.

Áp lực về kinh tế, biến đổi khí hậu và kiểm soát đại dịch khiến các nền kinh tế rơi vào suy thoái và bất ổn. Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống dưới mức 5,9% và duy trì quan điểm tăng trưởng năm 2022 ở mức 4,9%.

Căng thẳng địa chính trị

Trong bối cảnh không mấy lạc quan ấy, Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) đưa ra những dự báo có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu và lạm phát trong năm 2022 cũng như kéo theo căng thẳng địa chính trị. Trong đó, EIU nhấn mạnh mối quan hệ Trung - Mỹ nếu không sớm được cải thiện có thể tạo ra một kịch bản cực đoan, dẫn đến sự phân chia kinh tế toàn cầu, buộc các công ty phải vận hành hai chuỗi cung ứng với các tiêu chuẩn công nghệ khác nhau.

Mối quan hệ ngày càng lạnh nhạt giữa EU và Trung Quốc sau các lệnh trừng phạt trả đũa lẫn nhau do bất đồng về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương có nguy cơ tạo ra những căng thẳng khác. Chính sách hướng Đông của EU tỏ ra phù hợp với chiến lược xoay trục của Mỹ, nhóm Bộ tứ an ninh và Aukus, một hiệp ước quốc phòng giữa Mỹ, Anh và Úc, tạo ra một gọng kìm bao vây Trung Quốc.

the gioi 2022 vuot gian kho de tien ve phia truoc hinh 2

Tổng thống Biden họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kiểm soát bất đồng, tránh dẫn tới xung đột.

Trước sức ép ấy, Trung Quốc đẩy mạnh thúc đẩy Sáng kiến Vành đai Con đường nhằm tìm kiếm đối tác, tăng cường kết nối với Nga, Iran, nhưng thế lực cũng chịu nhiều áp lực từ Mỹ và EU. Hợp tác Nga - Trung chưa bao giờ tốt đẹp như thế khi kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 30,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 115,6 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2021.

Nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc tăng 30,6% lên 52 tỷ USD và nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga tăng 31,2% lên 62,75 tỷ USD. Ở lĩnh vực quân sự, Nga và Trung Quốc có hàng loạt hợp đồng quốc phòng, trong khi hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận ở những điểm nóng. Cái bắt tay của Trung Quốc và Nga hứa hẹn tạo thành đối trọng với Mỹ và đồng minh trong cuộc cạnh tranh địa chính trị trên toàn cầu.

Thắp lên những kỳ vọng để tiến về phía trước

Thách thức từ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là rất lớn, nhưng nguy cơ xung đột địa chính trị giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga với EU cũng không hề nhỏ. Năm 2022 đến trong sự phấp phỏng và hồi hộp về cách Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU giải quyết những bất đồng, bởi mọi quyết định của họ có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tương lai của thế giới.

Giữa tháng 11 năm 2021, Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh ảo. Ở đó, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự thúc đẩy hợp tác để kiểm soát bất đồng, tránh dẫn tới xung đột. Điều này mang lại kỳ vọng về việc hai siêu cường thế giới sẽ không vượt qua “lằn ranh đỏ” có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột.

Sự phối hợp giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga và các nước xuất khẩu dầu mỏ đang dần làm dịu cuộc khủng hoảng năng lượng. Việc hạ giá nhiên liệu được kỳ vọng sẽ kéo chi phí sản xuất, giá cả sinh hoạt và lạm phát xuống thấp hơn, tránh được một cuộc khủng kép dẫn đến sự sụp đổ của nhiều nền kinh tế.

Song điều kỳ vọng lớn nhất chính là sự chấm dứt của đại dịch. Các nhà dịch tễ hàng đầu thế giới cho rằng, COVID-19 có thể chuyển thành bệnh đặc hữu vào năm 2022 ngay cả khi hàng nghìn người vẫn có thể tử vong. Lý do để tin tưởng chính là tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên và nhiều phương pháp điều trị mới được áp dụng cũng như nhiều vắc-xin COVID-19 nữa được phê duyệt.

WHO dự kiến đến cuối năm 2022, khoảng 70% dân số thế giới được tiêm chủng. Điều này sẽ làm tăng khả năng miễn dịch trên toàn cầu và virus Corona cuối cùng sẽ được kiểm soát. Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ là những quốc gia đầu tiên được dự đoán thoát khỏi đại dịch nhờ sự kết hợp giữa tiêm chủng cao và khả năng miễn dịch tự nhiên ở những người đã nhiễm virus Corona.

Hai năm qua, thế giới lao đao bởi đại dịch COVID-19, với những phong tỏa, hạn chế và các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Hơn 700 ngày là quá dài đối với những người bệnh và quá lâu với những đứa trẻ không được đến trường. Virus Corona có thể sẽ không bao giờ biến mất, nhưng niềm tin vào sự kết thúc đại dịch đang lớn hơn bao giờ hết. Vấn đề lúc này chỉ là cách các quốc gia phối hợp, để cùng nhau tiến về phía trước.

Hoài Đức

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế