Thế giới: Lơ lửng “Cơn bão đói”

Thứ năm, 17/03/2022 10:21 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) "Thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng với giá cả tăng vọt và hàng triệu người có nguy cơ thiếu ăn nghiêm trọng, đặc biệt khi cuộc xung đột ở Ukraine đe dọa nguồn cung các lương thực cơ bản, như lúa mì, ngô...”.

Đó là cảnh báo được Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra hôm 14/3. Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cũng lên tiếng tuyên bố, thế giới đang đối mặt với nguy cơ “cơn bão đói và sự suy thoái hệ thống lương thực toàn cầu”.

Nguy cơ “cơn bão đói”

Người đứng đầu LHQ hẳn có rất nhiều lý do để cảnh báo về cái gọi là “cơn bão đói” hay “nguy cơ thiếu ăn nghiêm trọng” mà thế giới sẽ phải đối mặt ngay trong ngày một ngày hai.

Theo báo cáo mới đây của Chương trình Lương thực thế giới (WFP), đến cuối năm 2022, sẽ có không dưới 44 triệu người ở 38 quốc gia phải chịu tình trạng khẩn cấp về mất an ninh lương thực. Con số này so với hồi năm 2021 chỉ là 27 triệu người.

Trong đó, Nam Sudan, Yemen và các vùng phía Bắc của Ethiopia, Nigeria, Afghanistan sẽ là khu vực “báo động đỏ” về tình trạng thiếu lương thực. Cũng theo ước tính của FAO, số lượng người suy dinh dưỡng toàn cầu có thể tăng thêm từ 8 đến 13 triệu người trong giai đoạn 2022-2023.

the gioi lo lung con bao doi hinh 1

Trước đó, hồi tháng 10/2021, FAO và WFP đều đã lên tiếng cảnh báo rằng trong năm 2021, nạn đói đã trở nên trầm trọng hơn tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Trong đó, nghiêm trọng nhất là Ethiopia với số người phải đối mặt với nạn đói dẫn đến tử vong dự báo có thể tăng lên 401.000 người trong năm 2021.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng liên tục gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… dẫn tới mất mùa liên tiếp, giá lương thực tăng cao, xung đột và bất ổn chính trị tái diễn ở nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Phi, sự thiếu hụt hệ thống hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt hệ lụy vô cùng lớn về kinh tế và sức khỏe bởi đại dịch COVID-19… đã là những nguyên nhân hàng đầu, là những “thủ phạm chính” làm trầm trọng hơn tình trạng khủng hoảng lương thực trên toàn cầu.

Mới đây, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã là tác nhân khiến giá phân bón kéo theo giá lương thực toàn cầu không ngừng tăng. Theo FAO, giá lương thực đã tăng kể từ nửa cuối năm 2020 và đến tháng 2/2022 đã được xem là đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong khi phần lớn các quốc gia còn đang đau đầu tìm cách vượt qua thì cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine đã thực sự là “cơn bão dầu” đổ thêm vào ngọn lửa thiếu hụt lương thực đang ngùn ngụt cháy.

the gioi lo lung con bao doi hinh 2

Nói như vậy là có nguyên cớ. Cho tới nay, một thực tế rõ ràng là Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm. Cả hai nước cung cấp tới 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu.

Đáng quan ngại, 45 nước châu Phi và quốc gia kém phát triển nhất nhập khẩu ít nhất 1/3 sản lượng lúa mì từ Nga hoặc Ukraine. Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp hạt cải dầu hàng đầu và chiếm 52% thị trường xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới.

Chỉ từng ấy con số cũng đủ hiểu, nếu chuỗi cung ứng và logistics đối với sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine và Nga, các hạn chế đối với xuất khẩu của Nga xảy đến, thì an ninh lương thực toàn cầu bị gióng lên hồi chuông báo động là điều đương nhiên.

“Cần quyết tâm làm những gì cần thiết”

Nói như ông Svein Tore Holsether - Giám đốc điều hành Tập đoàn Phân bón Yara International (Na Uy), vấn đề hiện nay không phải là bàn chuyện khủng hoảng lương thực có sắp xảy ra hay không mà là cuộc khủng hoảng này lớn đến đâu. Và, trước thực trạng đáng báo động ấy của an ninh lương thực toàn cầu, mới đây, các Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) cho biết họ sẽ “quyết tâm làm những gì cần thiết để ngăn chặn và ứng phó với một cuộc khủng hoảng lương thực”.

Tuy nhiên, vạch ra những gì cần thiết có lẽ không khó, nan giải nhất vẫn là câu chuyện “làm như thế nào”, “hành động bằng cách nào”. FAO mới đây đã đề ra một số kiến nghị chính sách như: Tìm nhà cung cấp thực phẩm mới và đa dạng hơn; Các chính phủ mở rộng mạng lưới an toàn xã hội để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương; Tăng cường minh bạch thị trường và đối thoại để giúp các chính phủ và nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt nhất có thể.

Còn Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass thì bày tỏ hy vọng các nhà sản xuất trên thế giới sẽ nỗ lực tăng nguồn cung đồng thời khuyến cáo người dân không nên đi mua lương thực và xăng để dự trữ từ đó gây nên tình trạng thiếu hụt, đẩy giá cả tăng cao.

Không rõ những khuyến cáo này sẽ được lắng nghe và thực thi ra sao. Chỉ biết rằng, trước mắt, phổ biến nhất hiện nay vẫn là tình trạng “thân ai nấy lo”. Các quốc gia, trước nguy cơ thiếu lương thực đã nghĩ cách lo cho mình trước bằng cách thu gọn lại thị trường nội địa, hạn chế xuất khẩu. Đơn cử như mới đây, Ai Cập đã cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì và các loại đậu, Indonesia tuyên bố siết hạn chế xuất khẩu đối với mặt hàng dầu cọ. Và như thế, không dễ để ngăn chặn “cơn bão đói” ngày một ngày hai.

Hà Trang

Tin khác

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế