Thiếu hụt tài chính cục bộ tại Trung Quốc gây rủi ro tăng trưởng lớn

Thứ hai, 17/10/2022 19:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, 1 nghìn tỷ USD dường như là một con số rất lớn. Và đó là chính là quy mô thiếu hụt ngân sách mà Trung Quốc phải đối mặt, điều này đã làm giảm sức mạnh tài chính của đất nước, gia tăng rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2023.

Đây là thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh, khi nền kinh tế chao đảo dưới sức nặng của rủi ro suy thoái toàn cầu, chi phí hàng hóa tăng cao, căng thẳng địa chính trị gia tăng và các vụ phong tỏa kiểm soát COVID-19 trên diện rộng - ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng toàn quốc.

thieu hut tai chinh cuc bo tai trung quoc gay rui ro tang truong lon hinh 1

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022 có thể sẽ giảm từ 8,1% năm 2021 xuống chỉ còn 3,5%. Ảnh: CNBC.

Các chính quyền địa phương từ lâu đã là mồi bơm cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng doanh thu mà các địa phương thu được từ lĩnh vực bất động sản đã sụt giảm trong bối cảnh cuộc siết chặt nợ đang diễn ra trong lĩnh vực này đã làm xói mòn nghiêm trọng sức mạnh tài chính của họ - tình hình càng trở nên trầm trọng hơn trong năm nay bởi sự tăng trưởng yếu ớt của Trung Quốc, nguồn thu thuế giảm và các hạn chế do COVID-19 khiến tê liệt nền kinh tế.

Các chính quyền địa phương cũng phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ trong những tháng tới, làm tăng thêm khó khăn về tài chính và hạn chế khả năng đáp ứng các yêu cầu thúc đẩy chi tiêu của Bắc Kinh. Hiện tại, nhiều địa phương đã phải dùng đến biện pháp cắt giảm lương, giảm nhân viên, giảm trợ cấp và thậm chí áp dụng các khoản tiền phạt quá nặng một cách không cân xứng để đáp ứng tình trạng thiếu hụt ngân sách.

Trong 8 tháng đầu năm, 31 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đã báo cáo sự chênh lệch giữa thu và chi công cộng tổng cộng là 6,74 nghìn tỷ Nhân dân tệ (948 tỷ USD). Đó là mức chênh lệch rộng nhất trong khoảng thời gian ít nhất kể từ năm 2012, theo tính toán của Reuters từ dữ liệu của chính quyền địa phương trong thập kỷ qua cho thấy, với các tỉnh đông dân là Tứ Xuyên, Hà Nam, Hồ Nam và Quảng Đông chịu mức thiếu hụt lớn nhất.

Trong cùng thời gian, doanh số bán đất của Chính phủ, tính riêng, đã giảm 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 3,37 nghìn tỷ Nhân dân tệ, điều này làm tăng thêm tính cấp thiết cho nhu cầu khôi phục sức khỏe tài chính của các công ty bất động sản mắc nợ.

Jennifer A. Wong, nhà phân tích tại Moody\'s, cho biết: “Với tốc độ tăng trưởng chậm hơn trong năm nay, chúng tôi kỳ vọng thâm hụt tài chính đối với các chính quyền địa phương và khu vực sẽ vẫn ở mức đáng kể, phản ánh sự suy giảm tài sản và những ảnh hưởng kéo dài của cú sốc COVID”. Ngoài ra, Wong còn dự báo rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022 sẽ giảm từ 8,1% năm 2021 xuống chỉ còn 3,5%.

Trong quá khứ, sự thiếu hụt phần lớn được bù đắp bởi các khoản thanh toán chuyển nhượng từ Chính phủ Trung ương và các khoản chuyển nhượng từ những năm trước, nhưng các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế hạ nhiệt có thể hạn chế bất kỳ sự trợ giúp nào như vậy trong khoảng thời gian này.

Các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ cảnh giác với việc tiếp tục nới lỏng tài khóa với các biện pháp kích thích tiền tệ quy mô lớn khi làn sóng tăng lãi suất toàn cầu để kiềm chế lạm phát nóng đã khiến lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt, gia tăng chênh lệch lợi tức giữa nợ của Mỹ và Trung Quốc.

Đòi nợ

Luo Zhiheng, trưởng nhà phân tích kinh tế vĩ mô tại Yuekai Securities, cho biết hạn ngạch trái phiếu kho bạc có thể được tăng lên, để một số trong số đó có thể được chuyển giao cho chính quyền địa phương để giảm bớt căng thẳng tài khóa.

Tuy nhiên, Luo cảnh báo rằng các nhà chức trách sẽ phải đối mặt với sức ép đối với dòng tiền vốn đã eo hẹp khi các khoản nợ chính quyền địa phương đáo hạn lên đến đỉnh điểm vào năm 2023 cho giai đoạn 2021-2025.

Ông nói, kết hợp với một số khoản nợ đáo hạn của các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV) - các công ty đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng - năm nay và năm tới sẽ gây căng thẳng nhất cho chính quyền địa phương.

Theo báo cáo của Moody\'s vào tháng 8, khoảng 380 tỷ nhân dân tệ trái phiếu LGFV trong nước từ các tỉnh kinh tế yếu hơn sẽ đến hạn hoàn trả trong 12 tháng tới.

Nie Wen, nhà kinh tế học tại Hwabao Trust tại Thượng Hải, cho biết những ràng buộc tài khóa như vậy, cùng với xuất khẩu suy yếu, nghi ngờ về sự phục hồi tiêu dùng và những bất ổn bên ngoài, bao gồm cả cuộc chiến Ukraine, sẽ tạo thêm áp lực lên các nhà hoạch định chính sách để củng cố nền kinh tế vào năm 2023.

Nie dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ ở mức 5,5% trong năm tới, với giả định ít hoặc không có sự gián đoạn COVID-19, mức dự báo này có dấu hiệu tốt hơn sự với mức 3,2% cho năm nay nhưng vẫn tụt hậu so với tốc độ 6,0% trong năm 2019.

Gánh nặng nợ

Với những áp lực về tài chính, các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Chiết Giang cũng như chính quyền thành phố Thiên Tân cho biết họ đều đã cắt giảm ngân sách đầu tư cho các cơ quan Chính phủ trong những tháng gần đây.

Hơn nữa, một số cơ quan quản lý thị trường cơ sở thậm chí đã áp dụng mức phạt quá cao đối với các doanh nghiệp nhỏ để tăng doanh thu.

Theo hãng truyền thông tài chính Yicai, doanh thu từ tiền phạt và tịch thu của chính quyền địa phương đã tăng 10,4% trong giai đoàn từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm.

Chi tiêu bổ sung để ngăn chặn sự bùng phát COVID cũng đã làm căng thẳng tài chính của chính quyền địa phương.

Căng thẳng tài chính đang ảnh hưởng đến thu nhập của một số hộ gia đình - một dấu hiệu báo động cho tiêu dùng và tăng trưởng rộng hơn.

Một nhân viên họ Gao tại một cơ quan Chính phủ ở Trùng Khánh đã nói rằng: “Thu nhập hàng năm của tôi đã giảm 27% xuống còn khoảng 80.000 Nhân dân tệ vào năm ngoái, do gánh nặng tài chính địa phương rất nặng. Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã rất lo lắng những ngày này khi họ nói rằng phân bổ tài khóa hiện tại là không đủ. Vì không có lối thoát, họ đã phải yêu cầu bộ phận tài chính của chính quyền địa phương cung cấp thêm tiền.”

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô