Thư viện công cộng tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ thiếu nhi

Thứ hai, 14/05/2018 14:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Bộ VH-TT&DL đã có văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chỉ đạo hệ thống thư viện tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ thiếu nhi.

Sự kiện: thiếu nhi

Báo Công luận
 Trẻ em đọc sách tại Phòng đọc sách Thư viện Đà Nẵng

Hiện đại hóa hệ thống thư viện

Theo đó, hệ thống thư viện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục kiện toàn, củng cố và hiện đại hóa hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách dành cho thiếu nhi (cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với đặc thù, tâm sinh lý và lứa tuổi; bố trí cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm và kỹ năng phục vụ thiếu nhi).

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng vốn tài liệu dành cho thiếu nhi, tăng tỷ lệ sách thiếu nhi trong tổng vốn tài liệu của thư viện, chú trọng bổ sung sách tham khảo, sách văn học và sách hướng dẫn kỹ năng sống; tăng cường phục vụ lưu động và luân chuyển sách, báo phục vụ thiếu nhi.

Đồng thời, đổi mới, sáng tạo trong tổ chức và cung cấp dịch vụ thư viện phục vụ thiếu nhi: Triển khai các dịch vụ mới và làm mới các dịch vụ truyền thống, chú trọng phát triển các dịch vụ tăng cường hỗ trợ học tập và kỹ năng sống cho thiếu nhi; hướng dẫn kỹ năng sử dụng thư viện, kỹ năng và phương pháp đọc sách, báo phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bạn đọc theo chủ đề, câu lạc bộ đọc sách cùng em; các buổi sinh hoạt, tọa đàm, giới thiệu sách, cuộc thi, lựa chọn đại sứ văn hóa đọc… phù hợp với lứa tuổi.

Sáng tạo, linh hoạt trong việc tạo không gian, môi trường văn hóa thân thiện, sân chơi bổ ích và lý thú cho thiếu nhi đọc và học phù hợp với thời gian học tập, đặc biệt thời gian nghỉ hè.

Báo Công luận
 Phòng đọc sách tại thư viện Đà Nẵng.

Phối hợp chặt chẽ các cơ quan, ban ngành

Sở Văn hóa các tỉnh cũng cần chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tổ chức khác trên địa bàn để tổ chức công tác phục vụ thiếu nhi đạt hiệu quả và hiệu ứng xã hội tốt hơn: Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường hiệu quả hoạt động của thư viện trong nhà trường phù hợp với chủ đề năm học; tổ chức các mô hình mới như thư viện xanh, túi sách, tủ sách lớp học…; triển khai Tiết đọc thư viện tại tất cả các trường thuộc các cấp học; luân chuyển sách báo, mượn liên thư viện giữa các trường học với nhau và với thư viện công cộng trên địa bàn; xây dựng các chương trình, tiết học ngoại khóa tại thư viện…

Phối hợp với ngành Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sách qua đài phát thanh, truyền hình; luân chuyển sách, báo và tổ chức phục vụ tại các điểm Bưu điện-Văn hóa xã nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin, văn hoá của thiếu nhi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

Tăng cường liên kết, phối hợp với cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể khai thác có hiệu quả các thiết chế cơ sở khác (tủ sách từ chương trình sách hóa nông thôn, thư viện trong các trung tâm học tập cộng đồng, tủ sách, thư viện của các tổ chức tôn giáo có phục vụ cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, tủ sách gia đình dòng họ, câu lạc bộ yêu sách tại địa phương,…) để phục vụ thiếu nhi, đặc biệt chú trọng tới đối tượng trẻ em không có điều kiện đến trường, trẻ em khuyết tật; rà soát, tăng cường tổ chức lồng ghép hoạt động phục vụ thiếu nhi trên các tuyến biên giới, biển đảo theo Chương trình phối hợp số 5486A/CTPH-BVHTTDL-BTLBP ngày 22/12/2017 giữa Bộ VHTTDL và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên các tuyến biên giới, biển đảo, giai đoạn 2017-2022”;

Thực hiện tốt công tác xã hội hoá để huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho việc duy trì, phát triển văn hoá đọc cho thiếu nhi.

Việc tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ thiếu nhi là nhằm đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin theo quy định tại Luật trẻ em số 102/2016/QH13 và triển khai có hiệu quả các đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Minh Ước


Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa