Tình trạng thiếu lúa mì toàn cầu bùng phát khi mùa thu hoạch hè có nguy cơ sụp đổ

Thứ bảy, 02/04/2022 16:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiến sự căng thẳng giữa Nga và Ukraine có nguy cơ đẩy giá lúa mì lên mức cao mới trong mùa hè này, gây ra nỗi đau kinh tế từ các nước đang phát triển không đảm bảo lương thực cho đến các quốc gia giàu có.

Giá lúa mì tương lai tại Chicago Mercantile Exchange đã đạt mức 13 USD/giạ vào một thời điểm giao dịch trong tháng này, đạt mức cao kỷ lục lần đầu tiên sau gần 14 năm. Mặc dù giá đã giảm kể từ đó, nhưng mối lo ngại vẫn là mức giá này có thể sẽ tăng cao khi thiếu hụt nguồn cung.

tinh trang thieu lua mi toan cau bung phat khi mua thu hoach he co nguy co sup do hinh 1

Bộ Nông nghiệp Mỹ trong một báo cáo hồi tháng 3 đã hạ dự báo xuất khẩu lúa mì của Ukraine và Nga trong năm 2021-22 lần lượt là 17% và 9%. Ảnh: Reuters.

Ukraine và Nga cùng chiếm khoảng 30% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Chúng đóng một vai trò đặc biệt lớn trong mùa hè và mùa thu, mùa thu hoạch ở Bắc bán cầu.

Nguồn cung cấp lúa mỳ - nguyên liệu chính để làm bánh mì của Ukraine đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc tấn công của Nga. Reuters đưa tin trong tháng này, dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp lúc đó là Roman Leshchenko, diện tích gieo sạ vụ xuân có thể giảm một nửa trong năm nay do chiến tranh.

Các cuộc tấn công của Nga đã để lại thiệt hại trên diện rộng và khiến người dân phải chạy trốn, dẫn đến công việc canh tác bị đình trệ. Các cảng trên Biển Đen, nơi có nhiều hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đi qua, đã bị đóng cửa. Bộ Nông nghiệp Ukraine ngày 7/3 thông báo cấm xuất khẩu lúa mì và các loại ngũ cốc khác.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu dường như đang siết chặt các lô hàng từ Nga. Bộ Nông nghiệp Mỹ trong một báo cáo hồi tháng 3 đã hạ dự báo xuất khẩu lúa mì của Ukraine và Nga trong năm 2021-22 lần lượt là 17% và 9%.

Tình hình có thể trở nên nghiêm trọng vào mùa hè này.Theo ghi chú ngày 8 tháng 3 của Goldman Sachs Group, hai quốc gia Nga và Ukraine chiếm hơn 40% xuất khẩu lúa mì toàn cầu từ khoảng thời gian tháng 8 đến tháng 10. Ít lúa mì được gieo vào mùa xuân này đồng nghĩa với việc thu hoạch ít hơn vào mùa hè này và mùa thu - kết hợp với những thách thức về hậu cần - có thể dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung trên thế giới.

Báo động đỏ đang lan rộng trên toàn cầu. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, 26 quốc gia, chủ yếu ở Trung Đông và châu Phi, phụ thuộc vào Ukraine và Nga để nhập khẩu hơn một nửa lúa mì hàng năm của họ. Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở Iraq vì giá lương thực tăng. Lebanon và Tunisia đang vật lộn với nguồn cung cấp cạn kiệt, trong khi tình trạng thiếu lương thực đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen.

Một số nước trồng lúa mì lớn đang chuyển sang đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng lại nhu cầu đang tăng cao. Ấn Độ, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, trồng ngũ cốc chủ yếu để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho các nước láng giềng như Sri Lanka. Bộ Thương mại cho biết Ấn Độ đang đi tới các bước đàm phán cuối cùng để bắt đầu các chuyến hàng đến Ả Rập Xê Út. New Delhi cũng đang cân nhắc xuất khẩu sang châu Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã nâng cấp dự báo xuất khẩu cho Ấn Độ và Úc, những quốc gia đã tạo ra một vụ mùa bội thu trong mùa này.

Nhưng vẫn chưa rõ liệu các quốc gia khác có thể bù đắp được sự thiếu hụt của Ukraine và Nga hay không. Thứ nhất, thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng ở Mỹ - nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, cho đến khi vụ thu hoạch bắt đầu thành công.

Kazuhiko Saito, nhà phân tích trưởng của Fujitomi Securities, cho biết: “Thị trường không tính đến rủi ro thời tiết.”

Giá phân bón đã đạt mức cao kỷ lục khi các lô hàng từ nhà xuất khẩu hàng đầu Nga ngừng hoạt động. Giảm sử dụng phân bón có thể làm giảm năng suất của cây trồng mới.

Satoru Yoshida, một nhà phân tích hàng hóa của Rakuten Securities, cho biết 14 quốc gia có thể thay thế toàn bộ lô hàng lúa mì từ Ukraine và Nga nếu họ có thể tăng sản lượng lên mức cao nhất trong 5 năm qua. Nhưng mọi quốc gia trong danh sách sẽ phải cần một mùa thu hoạch kỳ thành công để thực hiện được điều này.

Mức tồn kho lúa mỳ cũng đặt ra một mối quan tâm khác. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo lượng dự trữ toàn cầu trong giai đoạn 2021-22 bằng 35,8% mức tiêu thụ dự kiến hàng năm - nguồn cung khoảng 4 tháng. Nhưng một nửa trong số đó là ở Trung Quốc, nơi tiêu thụ phần lớn lúa mì của nước này, có nghĩa là lượng lúa mì sẵn có cho phần còn lại của thế giới có thể thấp hơn con số cho thấy.

FAO dự kiến giá lúa mì sẽ tăng thêm 20% do cuộc chiến ở Ukraine. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ngày 17/3 cảnh báo giá hàng hóa tăng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu hơn một điểm phần trăm, đồng thời làm tăng lạm phát gần 2,5 điểm.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp