TP. HCM: Công nhận Thạnh An, huyện Cần Giờ thành xã đảo từ ngày 1/7/2021

Thứ ba, 06/04/2021 10:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một hòn đảo xinh đẹp ở huyện Cần Giờ (TP. HCM) vừa được Thủ tướng ký Quyết định công nhận là xã đảo. Đó là xã Thạnh An. Quyết định của Thủ tướng có hiệu lực từ ngày 1/7.

Xã đảo Thạnh An có diện tích 131 km2.

Xã đảo Thạnh An có diện tích 131 km2.

Xã Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ (TP. HCM) có diện tích khoảng 131 km2 với 5.000 cư dân sinh sống. Vị trí nằm gần sông Thị Vải và sông Lòng Tàu nên từng được xem là cửa ngõ trọng yếu của Sài Gòn – Gia Định.

Quang cảnh nơi đây rất hoang sơ, tự nhiên, không khí trong lành, mát mẻ, xen lẫn với tình người mộc mạc, thân thiện của người dân bản địa nên đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách.

Sự tách biệt về mặt địa lý làm cho cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn. Chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt hải sản, làm muối, chăm sóc rừng để sinh sống.

Người dân trên đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản và làm muối.

Người dân trên đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản và làm muối.

Vừa qua, Thạnh An được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là xã đảo. Quyết định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để được công nhận xã đảo phải đáp ứng đủ 2 tiêu chí: có diện tích tự nhiên là đảo theo quy định tại Điều 19 Luật biển Việt Nam năm 2012 và có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo.

Đồng thời, đơn vị hành chính cấp xã được công nhận là xã đảo phải có một trong 3 điều kiện sau: là đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện đã được công nhận là huyện đảo; có toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã ở trên đảo; có một phần diện tích tự nhiên là đảo ở trên biển (xã có đảo ở trên biển) và trên đảo có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân.

Các xã đảo được công nhận theo quy định nêu trên thì Ủy ban Nhân dân cấp huyện có xã đảo căn cứ Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 để xây dựng Dự án phát triển kinh tế, xã hội của xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và ngân sách của địa phương; đồng thời được thực hiện các chính sách ưu đãi liên quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với xã đảo.

Hoàng Tuấn

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa