Trụ cột nào phục hồi kinh tế sau giãn cách?

Thứ sáu, 24/09/2021 07:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Các chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam phải chuyển từ “Zero Covid” sang chủ động thích ứng, đặt mục tiêu phục hồi và tăng trưởng GDP hậu Covid-19 ngay trong vòng 3 năm chứ không thể kéo dài.

Đã đến lúc chúng ta phải có sự chuẩn bị về tâm thế, thói quen, tinh thần và cả những điều kiện cần thiết để ứng phó với môi trường sống chung với chủng virus Delta”- Nói về việc mở cửa, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên  nhấn mạnh cần có những bước đi cẩn thận, chặt chẽ, an toàn trong quá trình mở để từng bước khôi phục kinh tế.

Cùng lúc đó, lãnh đạo 14 hiệp hội doanh nghiệp, đại diện cho nhiều ngành nghề chủ lực của Việt Nam đồng ký tên vào văn bản gửi Thủ tướng nêu nhiều kiến nghị với Chính phủ về việc phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới theo quan điểm “sống chung với Covid-19”.

Các chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam phải chuyển từ “Zero Covid” sang chủ động thích ứng, đặt mục tiêu phục hồi và tăng trưởng GDP hậu Covid-19 ngay trong vòng 3 năm chứ không thể kéo dài.

Kinh tế Việt Nam: từ “Zero Covid” sang “sống chung với Covid”

Việc Nikkei xếp Việt Nam vào cuối bảng (121/121) về chỉ số phục hồi Covid-19, hay hàng loạt thể chế tài chính quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy phần nào “đòn giáng” nặng nề mà Covid-19 đè xuống nền kinh tế 97 triệu dân. Tuy nhiên, đây cũng là thực trạng chung của nền kinh tế thế giới.

Việt Nam trên thực tế còn “sáng cửa” hồi phục mạnh mẽ hơn rất nhiều so với loạt quốc gia trong khu vực. Như  các phương tiện truyền thông đã đưa tin, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên tục đề cập đến việc sống chung an toàn với dịch bệnh chứ không thể đóng cửa, phong tỏa, giãn cách xã hội mãi.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu những biện pháp hỗ trợ cụ thể trình các cơ quan có thẩm quyền để Việt Nam phục hồi kinh tế trong 2 năm 2022-2023. Mục tiêu là đến cuối năm 2023 bắt kịp nhịp với kinh tế thế giới hồi phục lại như tháng 12/2019.

tru cot nao phuc hoi kinh te sau gian cach hinh 1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay sẽ cân nhắc, điều chỉnh lại các kịch bản tăng trưởng của Việt Nam, đồng thời cam kết cùng các chuyên gia hàng đầu đất nước, các nhà làm chính sách cùng ngồi lại, tìm giải pháp tốt nhất để Việt Nam không rơi vào đáy sâu khủng hoảng, sớm phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ, nhanh chóng nhất.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam có lẽ cần tạm đặt mục tiêu tăng trưởng sang một bên để lo chặn đà suy giảm kinh tế trước. Tiếp đó, cần sớm có kế hoạch phục hồi nền kinh tế với những giải pháp cụ thể, thiết thực, mang tính đột phá. Số liệu của Ban Kinh tế tư nhân (Ban IV), cho thấy, trong tháng 8/2021 có 10.000 doanh nghiệp phía Nam đã rút khỏi thị trường. Con số này là rất báo động.

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, mọi kịch bản đều phải dựa trên việc chuyển từ “Zero Covid” sang “sống chung với Covid”, phải có các nền tảng khoa học, phương tiện để chuyển từ đại dịch thành bệnh dịch thông thường theo tiêu chuẩn của WHO. Trong đó, vaccine là nhân tố quan trọng nhất. “Nếu không có vaccine, Việt Nam không tự lực được, tất cả các kịch bản kinh tế chúng tôi tham mưu xây dựng nên đều có thể bị phá”, TS. Nguyễn Đức Kiên lưu ý.

Kinh tế sẽ sớm phục hồi sau bão Covid-19?

Báo cáo cập nhật vào cuối tháng 8/2021 về tình hình kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra nhận định khả năng và mức độ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong nửa sau năm 2021 còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay. Theo WB, tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.

Trong bối cảnh này, ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT U&I Group dự báo: “Chúng ta có thể phục hồi khoảng 60 - 70% vào cuối năm sau. Tuy nhiên, khả năng tuyển lại nhân sự lại cực kỳ khó, vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi”. Theo ông Tín, trước đây, các doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi sau khủng hoảng, nhưng lần này sẽ mất thời gian lâu hơn.

tru cot nao phuc hoi kinh te sau gian cach hinh 2

Ông Albert Antoine, CEO đồng thời là nhà sáng lập Avaiga.com cho rằng: “Các nước châu Á và các nước đang phát triển đang đi ngược lại với châu Âu, vì châu Âu đầu tư tài chính và chỗ ở để người dân vùng khác đến công xưởng của họ làm việc, còn những nước đang phát triển có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trong đại dịch, phải tiết kiệm để đi đánh trận khác chứ không đầu tư vào nguồn nhân lực”.

Theo ông Antoine, vấn đề cần được giải quyết tại Việt Nam cũng tương tự như đa phần các nước đang phát triển là chuyển đổi số, còn ở châu Âu và Singapore thì câu hỏi đặt ra là phải tăng tốc để tối ưu hóa quy trình hoạt động.

Theo ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc đầu tư, Trưởng bộ phận nghiên cứu Dragon Capital, Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thu hẹp sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, một số doanh nghiệp không đáp ứng được quy định, yêu cầu về nhà máy hoạt động trong thời gian dịch bùng phát. Việc giãn cách tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp FDI, đến người lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, ông Tuấn chia sẻ: “Chúng ta không phủ nhận sự thật rằng đã có một cú sốc kinh tế lớn. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã được chứng minh là rất bền bỉ và năng động. Chúng ta còn nhớ Việt Nam là một trong những quốc gia duy nhất trên thế giới vào năm 2020 đã có mức tăng trưởng dương, trong đó tất cả các nước khác trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc, đều có nền kinh tế bị tăng trưởng âm”, ông Tuấn nhắc lại.

Kinh tế tăng tốc gắn liền với khu vực tư nhân

Đây là thông điệp chính của Báo cáo Nghiên cứu Đánh giá Khu vực Kinh tế Tư nhân Việt Nam (CPSD) do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới thực hiện với mục tiêu đánh giá khách quan hiện trạng nền kinh tế và đề xuất các giải pháp kịp thời và cụ thể để kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi toàn diện và bền vững. 

Báo cáo CPSD nhận định việc đưa Việt Nam trở lại lộ trình phát triển tốc độ cao – và hiện thực hóa những khát vọng tương lai – gắn liền với việc thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Chính trong bối cảnh Việt Nam phải tập trung đối phó với đại dịch, thì khu vực tư nhân đã cho thấy khả năng ứng phó với trạng thái “bình thường mới” bằng việc nhanh chóng áp dụng các nền tảng kỹ thuật số. Thương mại điện tử đã gia tăng mạnh. Doanh nghiệp và cả người tiêu dùng đã đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, qua đó thúc đẩy quá trình dịch vụ hóa các hoạt động sản xuất và sự hội nhập thương mại khu vực sâu hơn.

Để duy trì lợi thế cạnh tranh, Việt Nam cũng phải tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng - và báo cáo CPSD đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện lĩnh vực năng lượng và kho vận. 

Để đầu tư cho tương lai, báo cáo CPSD cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy cơ hội tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, và tăng cường nguồn tài chính dài hạn, để giúp doanh nghiệp tư nhân mở rộng, sáng tạo, và đa dạng hóa phát triển các hoạt động mới có năng suất cao trong các lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ.

Cơ hội đã sẵn có. Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế có sẵn từ một tầng lớp trung lưu đang không ngừng lớn mạnh, cùng quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ. Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân cũng có thể tạo khác biệt đáng kể trong những lĩnh vực như kinh doanh nông nghiệp và du lịch, thông qua tăng cường đổi mới sáng tạo và năng lực cạnh tranh, mở cửa và dỡ bỏ các rào cản gia nhập, khắc phục những bất cập về quy định pháp luật, và xây dựng khung chính sách rõ ràng và minh bạch cho sự tham gia của khu vực tư nhân.

Cam kết của Chính phủ trong việc tạo lập một môi trường thuận lợi cho kinh doanh đã góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế đáng kể. Việc thúc đẩy sự phát triển của một khu vực tư nhân năng động, đa dạng, và sáng tạo có vai trò thiết yếu để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển tiếp theo của quốc gia. Cùng với đó, cần tiếp tục cải cách nhiều hơn nữa để hiện đại hóa khuôn khổ pháp lý, hợp lý hóa các quy trình, cải thiện việc triển khai, và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Lộ trình để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này.

Khánh An

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn