Trung Quốc có thể gồng gánh bao nhiêu cho Nga nếu nền kinh tế nước này sụp đổ?

Thứ năm, 17/03/2022 06:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các lệnh trừng phạt, đóng băng tài sản và rút vốn của các công ty quốc tế đang tác động lên nền kinh tế Nga trước cuộc gây hấn của Tổng thống Vladimir Putin vào Ukraine, khiến Moscow chỉ còn một đồng minh đủ mạnh để dựa vào như một nguồn hỗ trợ tiềm năng: Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng tôi với Trung Quốc sẽ vẫn cho phép chúng tôi duy trì sự hợp tác mà chúng tôi đã đạt được, không chỉ duy trì mà còn gia tăng nó trong môi trường mà các thị trường phương Tây đang đóng cửa”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết hôm 13/3 vừa qua.

trung quoc co the gong ganh bao nhieu cho nga neu nen kinh te nuoc nay sup do hinh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ ký kết sau cuộc hội đàm Nga-Trung bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Vladivostok. (Nguồn: Sergei Chriikov | AFP).

Đáp lại, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết họ đã cảnh báo Bắc Kinh rằng “chắc chắn sẽ có hậu quả đối với các biện pháp trừng phạt quy mô lớn, các nỗ lực trốn tránh hoặc hỗ trợ Nga để lách lệnh trừng phạt”. Hôm 14/3, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thảo luận về vấn đề này trong hơn bảy giờ đồng hồ hội đàm.

Bộ trưởng Tài chính Siluanov đã đề cập đến việc tài sản do Mỹ quản lý đã đóng băng gần một nửa dự trữ của ngân hàng trung ương Nga trị giá 300 tỷ USD trong tổng số 640 tỷ USD vàng và ngoại tệ mà họ đã tích lũy được kể từ làn sóng trừng phạt trước đó của phương Tây năm 2014.

Các nguồn dự trữ còn lại là vàng và nhân dân tệ của Trung Quốc, tạo nên nguồn ngoại hối tiềm năng chính của Trung Quốc ở Moscow để hỗ trợ đồng rúp đang leo thang trong bối cảnh dòng vốn chảy ra ngoài suy yếu.

Trong một số bình luận rõ ràng nhất của Bắc Kinh về lệnh trừng phạt, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 14/3 cho biết trong cuộc điện đàm với người đồng cấp châu Âu rằng: “Trung Quốc không phải là một phần của cuộc khủng hoảng, cũng như không muốn các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến Trung Quốc. Trung Quốc có quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Vậy Trung Quốc có thể giúp “xoa dịu” nỗi đau kinh tế của Nga đến mức nào?

Nếu Trung Quốc quyết định mở một lộ trình hoán đổi toàn diện với Nga, chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp cho bất kỳ thứ gì họ cần mua - bao gồm các mặt hàng nhập khẩu quan trọng như linh kiện công nghệ và chất bán dẫn mà Moscow đã bị cắt bỏ trong các vòng trừng phạt mới nhất, thì Trung Quốc về cơ bản có thể phải chịu hầu hết các đòn đã giáng vào nền kinh tế Nga từ phương Tây.

Nhưng liệu điều đó có hoàn toàn mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, và nó có thể phản tác dụng đến mức nào lại là một vấn đề khác.

“Xét về mức độ Trung Quốc có thể giúp Nga, thì họ có thể giúp Nga rất nhiều. Nhưng họ sẽ phải mạo hiểm với các lệnh trừng phạt thứ cấp lớn đối với chính mình, cuộc chiến thương mại và trừng phạt lớn được gia hạn lại với Mỹ và phương Tây”, Maximilian Hess, một thành viên Trung Á tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, nói với CNBC.

Với tình trạng không chắc chắn của thị trường Trung Quốc trong vài tuần qua, trong bối cảnh lạm phát gia tăng và đợt bùng phát Covid-19 mới ở nước này, “có thể đây không phải là thời điểm tốt nhất để làm điều đó”, Hess nói.

Quan hệ đối tác “không giới hạn”

Tuy nhiên, Bắc Kinh có quan hệ đồng minh lâu dài với Nga và có thể hưởng lợi từ vị thế của họ.

Trước cuộc khủng hoảng này, Bắc Kinh và Moscow đã tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” mà họ nói là nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ.

Lập trường của Trung Quốc cuối cùng là đổ lỗi cho việc Hoa Kỳ và NATO mở rộng về phía đông gây ra xung đột, và vào ngày 7/3, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị gọi Nga là ”đối tác chiến lược quan trọng nhất của đất nước”.

“Dù bối cảnh quốc tế có nguy hiểm như thế nào, chúng tôi sẽ duy trì trọng tâm chiến lược và thúc đẩy sự phát triển của quan hệ đối tác toàn diện Trung - Nga trong thời kỳ mới”, Bộ trưởng Vương Nghị nói tại Bắc Kinh.

“Trung Quốc và Putin có lợi ích rõ ràng trong việc hợp tác chặt chẽ hơn với nhau”, Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg viết trong một báo cáo nghiên cứu đầu tháng 3.

“Trung Quốc rất vui khi gây ra các vấn đề cho phương Tây và sẽ không ngại biến Nga dần dần trở thành đối tác tốt của mình”. Nước này cũng có thể tận dụng lợi thế của mình để mua dầu, khí đốt và các hàng hóa khác của Nga với giá chiết khấu, tương tự như những gì họ đang làm với Iran.

Việc lãnh đạo Trung Quốc hỗ trợ Nga ở mức độ nào sẽ đóng vai trò then chốt trong tương lai của nền kinh tế Nga. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nga sau Liên minh châu Âu; thương mại giữa Trung Quốc và Nga đạt mức cao kỷ lục 146,9 tỷ USD vào năm 2021, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo cơ quan hải quan Trung Quốc.

Xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc trị giá 79,3 tỷ USD vào năm 2021, trong đó dầu và khí đốt chiếm 56%. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã vượt quá xuất khẩu hơn 10 tỷ USD vào năm ngoái.

Schmieding nói: “Theo thời gian, Nga có thể sử dụng Trung Quốc như một thị trường thay thế lớn hơn cho xuất khẩu nguyên liệu thô của mình và là một kênh dẫn đường để giúp lách các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng đối với cả hai quốc gia có nhận thức rất khác nhau về lịch sử, đó có thể là một liên minh mong manh”.

Liên minh hùng mạnh của các nền kinh tế G7, bao gồm Mỹ và các đối tác châu Âu và châu Á, có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp khắc nghiệt đối với bất kỳ thực thể nào ủng hộ Moscow.

Nhưng vấn đề ở đây là nền kinh tế Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nó tác động đến thị trường toàn cầu nhiều hơn so với Nga. Bất kỳ động thái nào nhằm trừng phạt Trung Quốc sẽ có nghĩa là sẽ có những tác động toàn cầu lớn hơn nhiều, và có thể là “nỗi đau kinh tế” đối với phương Tây.

Giăng lối mòn giữa các lệnh trừng phạt?

Vào đầu tháng 3, Chủ tịch cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc Guo Shuqing nói rằng Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt ”đơn phương” và sẽ tiếp tục quan hệ thương mại bình thường với các bên bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của Rhodium cho rằng việc duy trì sự can dự kinh tế như vậy với Nga sẽ “khó bị che giấu theo cấu trúc trừng phạt hiện tại”.

Liệu Bắc Kinh có thể tiếp tục cho phép Nga tiếp cận và giao dịch với dự trữ nhân dân tệ của họ, với tổng số khoảng 90 tỷ USD, hay khoảng 14% dự trữ ngoại hối của Nga? Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh cho phép ngân hàng trung ương Nga bán tài sản bằng đồng nhân dân tệ để đổi lấy đô-la hoặc euro? Điều đó có thể khiến Trung Quốc bị trừng phạt.

Trung Quốc vẫn có thể giao dịch với các công ty Nga bằng đồng rúp và nhân dân tệ thông qua các ngân hàng Nga chưa bị trừng phạt. Nhưng bất chấp nhiều năm nỗ lực để tăng thương mại song phương bằng đồng tiền của họ, phần lớn giao dịch đó - bao gồm 88% hàng xuất khẩu của Nga - vẫn được lập hóa đơn bằng đô-la hoặc euro .

Không chỉ vậy, về cơ bản, Trung Quốc có thể phải gánh chịu rủi ro tín dụng và trừng phạt đối với nền kinh tế đang suy thoái nhanh chóng của Nga.

Sơn Tùng (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô