Trung Quốc tính dùng “át chủ bài” đất hiếm làm khó Mỹ

Thứ năm, 18/02/2021 20:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nguồn tin tiết lộ với tờ Financial Times cho biết chính quyền Trung Quốc đang dò xét tình hình và nghiên cứu có thể dùng mặt hàng đất hiếm để làm khó cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.

Trung Quốc hiện vẫn đang là nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu cho thị trường toàn cầu. Ảnh: Nikkei Asian Review

Trung Quốc hiện vẫn đang là nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu cho thị trường toàn cầu. Ảnh: Nikkei Asian Review

Theo nguồn thạo tin của Financial Times, quan chức chính phủ Bắc Kinh được cho là sẽ tham vấn các giám đốc điều hành trong ngành công nghiệp đất hiếm rằng các công ty của Mỹ và châu Âu sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, trong trường hợp diễn ra cuộc tranh chấp song phương. Đặc biệt, là liệu các nhà thầu phòng Mỹ có bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc giảm nguồn cung loại hàng hóa này hay không.

Các nguyên tố trong đất hiếm là nguyên liệu quan trọng đối với việc sản xuất điện thoại thông minh, tên lửa, pin, tiêm kích... dành cho các thiết bị điện và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Trung Quốc kiểm soát hầu hết sản lượng khai thác đất hiếm trên thế giới, khiến các ngành công nghiệp của Mỹ khó đảm bảo ngay lập tức nguồn cung ngắn hạn nếu các biện pháp hạn chế được đưa ra.

Phía Trung Quốc hiện vẫn chưa đưa ra bình luận về thông tin của Financial Times.

Tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã ban hành dự thảo hướng dẫn cho lĩnh vực này, với các đề xuất bao gồm các doanh nghiệp tuân thủ các quy định xuất khẩu và khả năng quốc gia hạn chế hoặc đình chỉ thăm dò và chế biến đất hiếm để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Mỹ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu kim loại và hợp chất đất hiếm. Trung Quốc hiện vẫn là nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ, chiếm tới 80%, dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, cho biết.

Lo ngại về việc các biện pháp hạn chế nguồn cung đã dần lóe lên vào năm 2019 trong bối cảnh cuộc chiến thương mại ngày càng sâu sắc. Bắc Kinh được cho đã chuẩn bị phương án nhằm hạn chế xuất khẩu mặt hàng này như một cách để làm khó vào Washington. Dù rằng kịch bản này không xảy ra, tuy nhiên, nó cũng đã góp phần thúc đẩy chính phủ Mỹ tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc của họ vào nguồn cung duy nhất từ Trung Quốc.

Vào năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra cam kết cấp ngân sách cho hai nhà máy phân tách đất hiếm trên đất Mỹ. Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp nhằm mở rộng sản lượng khoáng sản đất hiếm trong nước.

Động thái này của chính quyền ông Trump được đánh giá nhằm phá vỡ sự phụ thuộc vào Trung Quốc về loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng với ngành công nghệ cao này. Mỹ cũng trao cho Lynas Rare Earths Ltd., nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, một hợp đồng để mở rộng khai thác và chế biến loại khoáng sản này.

                                                                                                    Hương Vũ

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô