TS Nguyễn Đức Kiên: "Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động đều phải chịu thiệt"

Thứ bảy, 28/08/2021 09:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS Nguyễn Đức Kiên, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ ít, Nhà nước phải chấp nhận không có tiền thuế, người lao động cũng phải chấp nhận thu nhập giảm, đời sống giảm.

"Chưa lường hết khó khăn của người lao  động khi giãn cách kéo dài"

Kể từ đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4, cho tới nay, hàng vạn người lao động đã rơi vào tình cảnh thất nghiệp, không có thu nhập. Một lực lượng lao động lớn rời bỏ thành phố, để về quê tránh dịch. Điều này dẫn đến áp lực rất lớn tới hệ thống y tế, phòng chống dịch bệnh.

Đặc biệt, việc người lao động về quê sẽ là một yếu tố cản trở cho việc hồi phục kinh tế. Trước tình cảnh này, giới chuyên gia đã lên tiếng, Chính phủ và các doanh nghiệp phải có giải pháp để giữ chân người lao động ở lại.

ts nguyen duc kien trong giai doan kho khan nhu hien nay nha nuoc doanh nghiep va nguoi lao dong deu phai chiu thiet hinh 1

Người lao động lao đao trước dịch bệnh.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết: Trước đây, hàng tháng, thu nhập bình quân của người lao động dao động trong khoảng 7 - 10 triệu đồng.

Thế nhưng, ghi nhận thực tế từ đầu năm cho thấy, bắt đầu từ tháng 5/2021, thu nhập của người lao động đã bắt đầu ghi nhận tình trạng giảm. Đến tháng 6, tháng 7, tỷ lệ người lao động không có thu nhập tăng rất nhanh. 

Trong trường hợp, giãn cách đến giữa tháng 9, có lẽ người lao động sẽ không chống cự được. Do đó, lựa chọn hàng đầu tại thời điểm này, chính là về quê.

“Trong khi thu nhập không có, người lao động vẫn phải trả tiền ăn, tiền nhà, xung quanh thì dịch bệnh phức tạp, nên đa số người lao động sợ và lựa chọn về quê”, TS Kiên nói.

Tuy nhiên, dòng người lao động về quê đã tạo ra áp lực không nhỏ cho các địa phương, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, trong dài hạn, khi các địa phương kiểm soát được dịch bệnh, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất trở lại, gần như chắc chắn sẽ thiếu lao động. 

Nhận định về dòng người ùn ùn về quê, TS Nguyễn Đức Kiên nói: Xét dưới góc độ vĩ mô, việc quản lý Nhà nước chưa tốt, chưa lường hết trước được những khó khăn của người dân khi kéo dài thời gian giãn cách.

Trong lúc đó, chính quyền các địa phương chưa được Chính phủ phân quyền chủ động, dẫn đến việc chưa có kinh nghiệm đối phó trên diện rộng.

“Chúng ta không có kinh nghiệm xử lý, cho nên, phản ứng của bộ máy quản lý chậm,  chưa lường hết được những khó khăn của người lao  động khi thực hiện giãn cách kéo dài”, TS Kiên nói.

Thêm vào đó, sự phối hợp của các địa phương, với các thành phố lớn như TP.HCM chưa tốt, dẫn đến tình trạng các địa phương tự nhiên kêu gọi, tuyên bố sẵn sàng chào đón người dân địa phương trở về.

“Hành động này giải quyết được vấn đề dân túy, thể hiện được là chính quyền địa phương chăm lo người của mình. Thế nhưng, nó lại tạo ra một cái áp lực lên toàn bộ hệ thống y tế”, TS Nguyễn Đức Kiên thẳng thắn chia sẻ.

Doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ ít

Trước hiện tượng người lao động ùn ùn về quê, tạo ra áp lực cho hệ thống y tế, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng: Hỗ trợ người dân từ thành phố về quê chưa hẳn đã là giải pháp tốt tại thời điểm này.

Để dung hòa yếu tố phòng chống dịch bệnh, và đảm bảo lực lượng lao động sau khi kiểm soát dịch bệnh, TS Kiên nhấn mạnh: Chính phủ và các địa phương cần phải đáp ứng tốt các vấn đề an sinh, xã hội và phải có giải pháp kết hợp hài hòa cả nhà nước, cả người lao động và cả doanh nghiệp.

ts nguyen duc kien trong giai doan kho khan nhu hien nay nha nuoc doanh nghiep va nguoi lao dong deu phai chiu thiet hinh 2

TS Kiên nhấn mạnh: Chính phủ và các địa phương cần phải đáp ứng tốt các vấn đề an sinh, xã hội và phải có giải pháp kết hợp hài hòa cả nhà nước, cả người lao động và cả doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ ít, Nhà nước phải chấp nhận không có tiền thuế, người lao động cũng phải chấp nhận thu nhập giảm, đời sống giảm.

“Doanh nghiệp lỗ ít ở đây, không phải là lãi ít. Tức là doanh nghiệp phải chấp nhận chịu lỗ, nhưng ở mức độ vừa phải, để tạo điều kiện phát triển trong giai đoạn dịch bệnh đi qua”, TS Kiên nói.

Phân tích rõ hơn về điều này, TS Nguyễn Đức Kiên nói: Doanh nghiệp hiện phải thực hiện 2 yếu tố, để đảm bảo cho sự phục hồi. Một là giữ được người lao động có tay nghề. Hai là giữ được thị trường. Nếu mất 2 yếu tố này, doanh nghiệp gần như nắm chắc chuyện phá sản.

Trong khi đó, người lao động phải chấp nhận thu nhập giảm, hệ số tích lũy giảm trong trước mắt, nhưng trong tương lai gần, khi dịch bệnh được kiểm soát, thu nhập và đời sống sẽ được cải thiện.

Cuối cùng là Nhà nước chấp nhận bội chi ngân sách, trong giai đoạn 2021 - 2022, thậm chí có thể kéo dài sang nửa đầu năm 2023. Dù vậy, thời điểm này lại là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại kinh tế.

Nếu dung hoa được các yếu tố này, Việt Nam sẽ đạt được 3 mục đích, vừa giúp doanh nghiệp “sống”, vừa giúp được người lao động có thu nhập, tái  cơ cấu nền kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Để làm được điều này, Việt Nam cần phải có kế hoạch 2 - 3 năm, để kinh tế phục hồi.

Ngoài ra, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, mọi người, cả xã hội đều phải chấp nhận sống chung với dịch bệnh, coi Covid-19 như bệnh cúm mùa, giống như bệnh sởi, dịch hạch, vì nó luôn tiềm ẩn virus tạo ra “địa chấn” ra xã hội, song không phải không thể kiểm soát được.

Theo báo cáo tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết: Trong đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4, cho tới nay, thị trường lao động trong nước đã bắt đầu chịu tác động xấu.

Trích dẫn số liệu từ Tổng Cục Thống kê, WB cho biết: Trong quý II/2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực, bởi đợt bùng phát dịch bệnh lần này, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm, hoặc giảm thu nhập.

Quy mô lực lượng lao động giảm 0,7%, trong khi có thêm 1,6% người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong quý II/2021 so với quý II/2019. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng thêm lần lượt 0,2% và 1,3% trong quý II/2021. Mức lương thực tế vẫn thấp hơn 1,3% so với quý II/2019.

Trong khi đó, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức lên đến 57,4%, mức cao nhất trong ba năm qua.

Theo WB, mặc dù những số liệu trên có vẻ tương đối nhỏ so với nhiều quốc gia khác, kể cả trong khu vực, nhưng cho thấy sự thay đổi lớn trong lực lượng lao động thường đạt mức toàn dụng lao động trước đó và đến lương thực tế luôn gần như tự động tăng lên trong thập niên vừa qua.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp