Từ ngữ trong luật phải dễ hiểu để người dân tiếp nhận và đi vào cuộc sống

Thứ năm, 04/04/2024 09:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những luật cũ đang được thực hiện nhưng lại gặp khó khăn, vướng mắc ở cơ sở thì khi sửa đổi luật cần có sự xem xét thấu đáo để giải quyết được căn cơ những vướng mắc, vấn đề trong thực tiễn đang đòi hỏi.

Tuần qua, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tới đây được xem là bước chuẩn bị kỹ lưỡng cho các dự án luật thực sự chất lượng, có thể áp dụng hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống khi có hiệu lực ban hành.

Bàn về nội dung này, Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình nêu quan điểm: Những luật cũ đang được thực hiện nhưng lại gặp khó khăn, vướng mắc ở cơ sở thì khi sửa đổi luật cần có sự xem xét thấu đáo để giải quyết được căn cơ những vướng mắc, vấn đề trong thực tiễn đang đòi hỏi.

tu ngu trong luat phai de hieu de nguoi dan tiep nhan va di vao cuoc song hinh 1

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc.

+ Thưa Đại biểu Quốc hội, bà nhìn nhận như thế nào đối với các dự án luật được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa qua?

- Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc: Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 với nhiệm vụ thảo luận một số nội dung trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới. Đây là công tác chuẩn bị một bước cho việc xây dựng pháp luật liên quan đến Kỳ họp thứ 7 với nhiều nội dung trọng tâm. Qua hội nghị, các Đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ có thời gian tập trung nghiên cứu những vấn đề, nội dung mà dự án luật đã được đưa ra xin ý kiến.

Phải khẳng định rằng, đối với các dự án luật xin ý kiến tại hội nghị lần này đã được các Bộ, ngành, cơ quan tham mưu, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra kỹ lưỡng. Nhiều nội dung được chuẩn bị rất chu đáo, đặc biệt là những dự án luật đã xin ý kiến lần đầu tại kỳ họp trước. Sau khi các đại biểu cho ý kiến thì nhiều nội dung được tiếp thu, chỉnh lý và trong những báo cáo giải trình của các Ủy ban cũng đã phân tích, đánh giá rất rõ những vấn đề cần được tiếp thu, phải làm rõ, cần được giải trình để các Đại biểu Quốc hội có cơ sở cũng như sự chuẩn bị nội dung để tiếp tục hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7.

+ Vậy, cá nhân Đại biểu quan tâm tới nội dung trọng tâm của dự án luật nào sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7? Quan điểm của bà về những nội dung này ra sao?

- Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc: Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, các Ủy ban của Quốc hội cũng đã phải làm việc rất khẩn trương và hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã nhận được nhiều ý kiến xác đáng. Bởi vì Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước nên phải có cơ chế đặc thù để Thủ đô “cất cánh”. Mặc dù trong báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Pháp luật cũng đã đưa ra nhiều nội dung. Tuy nhiên, các Đại biểu Quốc hội mong muốn khi xây dựng cơ chế đặc thù cho Thủ đô Hà Nội thì phải đảm bảo những quy định ban hành được thực hiện hiệu quả. Điều này cũng là góp phần thu hút thêm nguồn lực, nhân tài cho Thủ đô...

Bên cạnh đó, tôi đặc biệt quan tâm đến dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó, có nội dung liên quan đến nồng độ cồn được quy định trong luật này. Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp và Ủy ban Quốc phòng – An ninh đã có sự thẩm tra về nội dung này, tôi cho rằng, để đảm bảo các quy định của pháp luật trong việc tương thích với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì người dân cần phải đảm bảo nồng độ cồn bằng 0 khi tham gia giao thông.

Điều này cũng là tiếp tục phát huy văn hóa, ý thức khi tham gia giao thông không uống rượu, bia mà người dân đã thực hiện tốt trong thời gian qua, cũng như những thành quả chúng ta đạt được khi giảm tải đáng kể số vụ tai nạn giao thông. Việc đảm bảo nồng độ cồn bằng 0 khi tham gia giao thông cũng là cơ sở để chúng ta thực hiện tốt và tạo được nét văn hóa cho người dân Việt Nam, đảm bảo an toàn cho người dân khi lái xe. 

Đối với dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), hiện nay, nhiều người đang rất quan tâm đến vấn đề hạ độ tuổi để hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, giảm thiểu việc rút bảo hiểm xã hội một lần cũng như các điều kiện, quy định trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện tốt nhất để cho người lao động yên tâm hoặc khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người dân đều mong muốn sẽ có một khoản kinh phí nhất định để sau khi về già có cuộc sống đảm bảo.

Mặc dù quy định liên quan đến bảo hiểm xã hội vẫn nhận được ý kiến khác nhau nhưng các cơ quan cũng cần có những phân tích, đánh giá để quy định đưa ra phải đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người dân. Đặc biệt là khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực thì phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn cuộc sống, tránh trường hợp luật ban hành nhưng lại có những điều không phù hợp hoặc phải có sự điều chỉnh sẽ ảnh hưởng lớn đến việc triển khai sau này. Chính vì vậy, thông qua Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 sẽ là cơ sở quan trọng để các Đại biểu Quốc hội chuyên trách có thời gian nhiều hơn nghiên cứu tài liệu, các vấn đề còn đang có ý kiến khác nhau, nhằm hoàn thiện các dự án luật một cách phù hợp với thực tế trước khi trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7.

+ Theo Đại biểu, trong thời gian sắp tới, để các dự án luật đạt chất lượng, có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống thì cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án luật cần lưu ý giải quyết những vấn đề nào còn đang có những vướng mắc?

- Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc: Tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra định hướng là khi đóng góp ý kiến vào các dự án luật thì ngoài việc xem xét những nội dung chính mà trực tiếp là những quy định liên quan thì cơ quan soạn thảo, thẩm tra cũng phải xem xét những nội dung, cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, sự tương thích giữa các dự án luật. Đặc biệt là các nội dung trong dự thảo luật phải phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay đang đặt ra.

Trên thực tế, có những nội dung mà yêu cầu cuộc sống đặt ra đòi hỏi phải có những quy định của pháp luật để điều chỉnh. Những luật cũ đang được thực hiện nhưng lại gặp khó khăn, vướng mắc ở cơ sở thì khi sửa đổi luật cần có sự xem xét thấu đáo để khi luật sửa đổi được ban hành phải giải quyết được căn cơ những vướng mắc, vấn đề trong thực tiễn đang đòi hỏi. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện được cơ chế, chính sách và tạo hành lang pháp lý quan trọng, giúp cho quá trình tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả và người dân tiếp cận được những quy định của pháp luật một cách dễ dàng, thuận tiện nhất.

Ngoài ra, những quy định của luật phải dễ hiểu, dễ đi vào cuộc sống và những từ ngữ ở trong quy định của pháp luật cũng phải làm cho người dân dễ tiếp nhận. Bởi vì, trình độ dân trí của người dân có thể có sự không đồng đều và việc hiểu pháp luật cũng sẽ có những lúc không thống nhất nên không phải thực hiện dễ dàng được. Chính vì vậy, khi tham gia ý kiến góp ý vào các dự án luật và để luật sớm đi vào cuộc sống và phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì các cơ quan cũng cần có những đóng góp trực tiếp.

Từ những báo cáo thực tiễn ở các địa phương và qua khảo sát, hiện nay, các Đoàn Đại biểu Quốc hội cũng đang tổ chức các hội nghị để đánh giá, tổng kết những dự án luật đang triển khai còn có vướng mắc, khó khăn ở cơ sở. Qua đó, các Đoàn Đại biểu Quốc hội sẽ tập hợp những đề xuất, kiến nghị từ cơ sở để thông qua những hội nghị như Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 truyền tải những ý kiến, đề xuất của cử tri để các cơ quan chức năng, Đại biểu Quốc hội tìm được tiếng nói chung nhất trong việc đóng góp, sửa đổi các luật sao cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhất.

+ Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu Quốc hội!

Thiên An (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn