Tương lai của trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2021

Thứ năm, 11/02/2021 08:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một số các quy định được coi là “bất lợi” cho nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đã được cơ quan thẩm quyền gỡ bỏ trong năm qua đang mở ra những kỳ vọng “sôi động” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2021…  

Tháng cuối cùng năm 2020, LienVietPostBank phát hành 70.000 trái phiếu ra công chúng.

Tháng cuối cùng năm 2020, LienVietPostBank phát hành 70.000 trái phiếu ra công chúng.

Làm loạn thị trường vốn nhờ lãi cao

Với lãi suất trái phiếu cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng, thậm chí theo thông tin từ Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, riêng số lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với lãi suất cao tới 13%/năm (chưa kể lãi suất đi đêm) chủ yếu là của các doanh nghiệp bất động sản đã hút hàng trăm nghìn tỷ đồng dồn vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, chính lãi suất của huy động hấp dẫn ở kênh này đã khuyến khích người dân chuyển tiền từ kênh tiết kiệm sang trái phiếu doanh nghiệp là động thái có thể gây nguy hại cho nhà đầu tư và nền kinh tế.

Trước thực trạng này, trong năm 2020, Bộ Tài chính đã 3 lần phát đi thông tin cảnh báo nhà đầu tư cá nhân phải thận trọng cao độ khi quyết định tham gia thị trường mới nổi này.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NÐ-CP ngày 9/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2019/NÐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm nâng cao điều kiện phát hành, tăng cường tính minh bạch thông tin khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đồng thời hạn chế phần nào sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân.

Cùng với đó, Bộ Tài chính đã đề xuất tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình phát hành, cung cấp dịch vụ, đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Không những thế, để hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán 2019 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn nhằm tạo khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, quy định tại Nghị định 81 là cần thiết, phù hợp định hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn, bền vững, giảm rủi ro có thể xảy ra của thị trường tại thời điểm hiện tại.  

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động trở lại trong năm 2021 

Theo thống kê của VnDirect, những doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn nhất trong tháng 12/2020 là ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank (5.000 tỉ đồng), ngân hàng TMCP Phương Đông OCB (3.900 tỉ đồng) và ngân hàng TMCP Tiên Phong TPBank (3.200 tỉ đồng)… 

Lũy kế cả năm 2020, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 437.689 tỉ đồng, tăng 38,8% so với mức 315.441 tỉ đồng năm ngoái, trong đó giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 403.468 tỉ đồng (tăng 36% so với cùng kỳ) và phát hành ra công chúng đạt 34.221 tỉ đồng (tăng 82,7% so với cùng kỳ). 

Trên cơ sở này VnDiect nhận định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những tháng qua có dấu hiệu giảm nhiệt là do tác động từ việc thắt chặt các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/09/2020. Đây sẽ là cơ hội cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trở lại trong năm 2021. 

Còn theo báo cáo Triển vọng Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam 2021 của FiinGroup, Nghị định 153/2020 mặc dù gỡ bỏ các điều kiện phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp nhưng lại giới hạn đối tượng mua trái phiếu là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với điều kiện cụ thể.

FiinGroup cho rằng quy định này sẽ giảm mức hấp thụ của kênh phát hành riêng lẻ trong ngắn hạn và do đó, ở góc độ “ép cầu” thì hoạt động phát hành riêng lẻ có thể kém sôi động hơn trong năm 2021.  

Tuy nhiên việc chuẩn hóa về yêu cầu và quy trình cho phát hành ra công chúng sẽ giúp kênh huy động này diễn ra sôi động hơn trong năm 2021 dù các thủ tục và yêu cầu cao hơn về xin phê duyệt, công bố thông tin, và xem xét xếp hạng tín nhiệm độc lập cho nhà phát hành và trái phiếu chào bán.

Do đó, hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 vẫn sẽ sôi động, nhưng về quy mô thì sẽ khó đạt được giá trị phát hành như năm 2020 vừa qua, báo cáo của FiinGroup nhấn mạnh. 

Phải có tổ chức trung gian giám sát “sức khoẻ” doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Với góc nhìn của chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cho rằng, rủi ro với nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam là có. Bởi thời gian qua, lượng phát hành tương đối nhanh, trong khi tham gia có cả nhà đầu tư cá nhân vốn thiếu kiến thức, thiếu thông tin, chưa nắm được đầy đủ tình hình sức khỏe của doanh nghiệp phát hành. Thêm vào đó, trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên thị trường chủ yếu trên cơ sở “tín chấp”, không có tài sản đảm bảo.

Chính vì thế, Nghị định 153/2020/NĐ-CP ra đời với những quy định hạn chế như trên là cần thiết, giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư tham gia thị trường, từ đó hướng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam phát triển đúng hướng và bền vững hơn.

Tuy nhiên, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tốt và lành mạnh, cần sớm cho phép thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập để đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, trái phiếu phát hành, làm kênh tham khảo quan trọng cho nhà đầu tư. Đồng thời, chủ đầu tư cũng cần công khai, minh bạch hơn, thông qua việc tích cực cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán, ông Lực nhận định.  

Ngọc An

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp