Tháng đầu năm, vỡ nợ trái phiếu nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc đã bằng 1/3 năm 2020

Thứ sáu, 05/02/2021 07:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Áp lực thêm một lần nữa đã gia tăng trở lại trên thị trường trái phiếu nước ngoài của Trung Quốc khi tổng giá trị vỡ nợ trái phiếu nước ngoài của doanh nghiệp nước này đã tương đương với mức 1/3 tổng số nợ trong năm 2020 vừa qua.

Gian hàng của Tsinghua Unigroup trong một triển lãm thương mại năm 2018. Ảnh: AP

Gian hàng của Tsinghua Unigroup trong một triển lãm thương mại năm 2018. Ảnh: AP

Theo Bloomberg, các công ty Trung Quốc đã quá hạn trả lãi hoặc gốc với số trái phiếu bằng USD có tổng trị giá lên tới 2,7 tỷ USD tính từ đầu năm 2021. Ngoài ra, hàng loạt các vụ vỡ nợ trái phiếu của các công ty Trung Quốc đã đẩy tổng giá trị các vụ vỡ nợ tại thị trường nước ngoài của Trung Quốc tương đương với 33% trong năm 2020 và 70% của năm 2019.

Cụ thể, trong số các công ty vỡ nợ trái phiếu nhiều nhất phải nhắc tới gã khổng lồ năng lượng mặt trời GCL New Energy Holdings Ltd. và tập đoàn công nghệ Tsinghua Unigroup.

Nhà điều hành năng lượng mặt trời GCL New Holdings Ltd. đã không đủ khả năng thanh toán khoản nợ 500 triệu USD đáo hạn vào hôm 30/1 vừa qua, trong khi đó, Macrolink Global Development Ltd. đã không hoàn trả được khoản nợ 208 triệu USD đáo hạn vào ngày 4/1.

Trong năm 2020, 13 công ty Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu trên thị trường nước ngoài, trị giá tổng cộng 8,2 tỷ USD. Họ bao gồm Unigroup, một nhà sản xuất chip do trường đại học hậu thuẫn, đã bị thất bại trong việc hoàn trả trái phiếu bằng đô la đầu tiên vào tháng 12.

Vào năm ngoái, đã có tổng cộng 13 công ty Trung Quốc tuyên bố vỡ nợ trái phiếu trên thị trường nước ngoài, với tổng trị giá lên tới 8,2 tỷ USD. Trong số những công ty này cũng bao gồm Unigroup – một hãng sản xuất chip điện tử - do Đại học Thanh Hoa nổi tiếng của Trung Quốc hậu thuẫn.

Các vụ vỡ nợ trái phiếu ra nước ngoài của Trung Quốc đã đạt gần 33% tổng số năm ngoái. Ảnh: Bloomberg

Các vụ vỡ nợ trái phiếu ra nước ngoài của Trung Quốc đã đạt gần 33% tổng số năm ngoái. Ảnh: Bloomberg

Vào đầu tháng 12 năm ngoái, Tsinghua Unigroup cho biết sẽ không thể hoàn trả 450 triệu USD tiền gốc số trái phiếu niêm yết bằng USD đáo hạn hôm 10/12. Đây là lần đầu tiên công ty này không thể hoàn trả trái phiếu niêm yết bằng USD. Một tháng trước đó, hãng chip này đã vỡ nợ 1,3 tỷ nhân dân tệ (199 triệu USD) trái phiếu niêm yết bằng nhân dân tệ.

Theo phân tích của chuyên gia Cecilia Chan tại Bloomberg Intelligence, số lượng công ty Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu trong năm nay dự báo sẽ còn tăng mạnh.

“Bất chấp việc chính phủ nỗ lực nới lỏng chính sách từ chính phủ Trung Quốc xuống tới các địa phương, doanh nghiệp, vẫn còn nhiều công ty bị hạn chế khả năng tái cấp vốn. Điều này có thể trở nên trầm trọng hơn nếu Bắc Kinh muốn thắt chặt chính sách tiền tệ sau khi tăng trưởng kinh tế phục hồi.

                                                                               Hương Vũ

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm