Vàng son một thuở

Chủ nhật, 08/04/2018 10:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ 20, việc chọn in những tác phẩm văn học phản ánh đời sống hiện thực xã hội đã đưa đến đánh giá rằng: Nhà xuất bản Mai Lĩnh có nhiều đóng góp cho việc tuyên truyền lòng yêu nước, quảng bá nền văn học dân tộc.

Báo Công luận
NXB Mai Lĩnh đã đóng góp nhiều công vào việc khai trí những năm đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. 

Tọa đàm tháng Tư đã được Câu lạc bộ người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng tổ chức với chủ đề: “Nhà xuất bản Mai Lĩnh, vàng son một thuở” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). 

 Tham gia buổi tọa đàm có các nhà phê bình, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà xuất bản, con cháu từ Nam ra Bắc của dòng họ Đỗ.

Nhà xuất bản Mai Lĩnh được sáng lập bởi nhà nho Đỗ Văn Phong, quê làng Xuân Mai, huyện Kim Anh, tỉnh Phú Yên, nay thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Cụ Phong là một nhà nho gia thế bậc trung lưu, kiến thức sâu, bang giao rộng, sớm có lòng yêu nước, nên sớm tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và Đàn Thiện.

Cái tên Mai Lĩnh được ghép bởi hai chữ làng Mai và núi Lĩnh nơi cố hương của cụ như để nhắc nhở con cháu đời đời không được quên quê hương xứ sở. Mai Lĩnh còn mang nghĩa là tổ tiên mãi hưng thịnh và phát tiết lâu dài.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Mai Lĩnh sớm quy tập được các nhà báo, nhà văn xuất sắc đương thời cộng tác như: Phùng Bảo Thạch, Lan Khai, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Phạm Tất Đắc, Nguyễn Triệu Luật, Vũ Bằng…

Các tác phẩm văn học có giá trị của các nhà văn tiêu biểu được xuất hiện lần đầu tại từ Nhà xuất bản Mai Lĩnh như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố),1939; Làm đĩ (Vũ Trọng Phụng),1939; Việc làng, Lều chõng (Ngô Tất Tố), 1941; Ngọn đèn dầu lạc (Nguyễn Tuân), 1941...

Nhiều sách nghiên cứu có giá trị, được ra đời từ Nhà xuất bản Mai Lĩnh như: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim, Việt Nam văn học tập 1, tập 2; Mặc Tử; Kinh dịch (Ngô Tất Tố), 1940,1942, 1943; Nguyễn Tường Tộ; Những trang sử vẻ vang (Nguyễn Lân), 1942, 1943; Nhân cách phụ nữ (Nguyễn Lương Bích), 1942; Trẻ con hát trẻ con chơi (Nguyễn Văn Vĩnh), 1943…

Hàng loạt truyện trinh thám ăn khách của Phạm Cao Củng như: Bóng người áo tím, Đám cưới Kỳ phát, Đôi hoa tai của Bà Chúa… Ngoài ra, còn hàng chục đầu sách của Phạm Cao Củng, ký bút danh Văn Tuyển cũng được Mai Lĩnh cho ra đời.

Hiện tại ở Thư viện Quốc gia lưu trữ 149 cuốn sách của Nhà xuất bản Mai Lĩnh, 90 cuốn tài liệu lưu dạng điện tử, 59 cuốn bản giấy. Cuốn sách được in sớm nhất là năm 1925, còn lại được in trong những năm 1930 – 1944, có 4 cuốn được in trong năm 1951 – 1954.

Nhà văn Vũ Từ Trang chia sẻ: “Nhà xuất bản Mai Lĩnh tập trung xuất bản những cuốn sách mang tư tưởng chống chế độ thực dân và phong kiến. Sách của nhà Mai Lĩnh ủng hộ những người lầm than, nghèo khổ bị bóc lột. Chính vì quan điểm này, nhà xuất bản Mai Lĩnh đã nhiều lần bị các nhà cầm quyền đương thời nhắc nhở, đe dọa. Cuốn “Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố vừa in ra đã bị cấm lưu hành. Cuốn “Làm đĩ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng bị thu hồi. Phải đương đầu với nhiều sự kiểm duyệt gay gắt, Nhà xuất bản Mai Lĩnh vẫn giữ quan điểm: “Cái gì có lợi cho dân trí, là in, là xuất bản”.

Phác thảo về nhà xuất bản Mai Lĩnh, nhà báo Kiều Mai Sơn nói: “So sánh các nhà xuất bản như Đời Nay, Tân Dân, Hàn Thuyên với nhà xuất bản Mai Lĩnh thấy rõ ràng hướng đi là khác nhau. Nhà Mai Lĩnh tập trung xuất bản những cuốn sách mang tư tưởng chống chế độ thực dân và phong kiến, là sách chống cường quyền. Có Nhà xuất bản Mai Lĩnh mới xuất bản được những cuốn sách văn học, văn hóa nghệ thuật giá trị đến ngày nay”.

Tồn tại chưa được 10 năm (1936 – 1944), nhưng dấu ấn của Nhà xuất bản Mai Lĩnh không bao giờ có thể phai mờ, góp phần nâng cao dân trí, mang lại những giá trị tốt đẹp cho văn học nghệ thuật Việt Nam.

Hoàng Ngọc

Tin khác

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa