Vay tiêu dùng: Nhập nhèm giữa tín dụng chính thống và tín dụng "đen"

Thứ sáu, 15/07/2016 11:11 AM - 0 Trả lời

Theo ông Hồ Tùng Bách, phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh, thị trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, đến tháng 8/2015 đã đạt 10,4 tỷ USD (chiếm 6,6% GDP). Tuy nhiên, cùng với đó, các phản ánh, khiếu nại liên quan đến tín dụng tiêu dùng cũng đang tăng đến con số "ngất ngưởng".

(CLO) Theo ông Hồ Tùng Bách, Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), thị trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, đến tháng 8/2015 đã đạt 10,4 tỷ USD (chiếm 6,6% GDP). Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 12/2015, Việt Nam có 16 công ty tài chính tham gia vào lĩnh vực này, tốc độ tăng trưởng khá cao với mức 21% năm 2013 và 18% vào năm 2014. Tuy nhiên, cùng với đó, các phản ánh, khiếu nại liên quan đến tín dụng tiêu dùng cũng đang tăng đến con số "ngất ngưởng".

[caption id="attachment_108946" align="aligncenter" width="650"]IMG_7520 Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, đằng sau những thông tin quảng cáo khắp nơi giới thiệu cho vay với nội dung vay không cần thế chấp, chỉ cần một cuộc điện thoại là vay ngay được tiền... Tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng "nhẹ dạ, cả tin".[/caption]

Không khác gì tín dụng "đen"

Tại Hội thảo "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng", ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, thời gian qua các phản ánh, khiếu nại liên quan đến tín dụng tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng gửi đến Cục chiếm hơn 80% tổng số phản ánh. Nội dung khiếu nại phần lớn liên quan đến mức lãi suất "cắt cổ".

Nói về vấn đề này, ông Hồ Tùng Bách cho biết thêm , theo khảo sát hiện nay mức lãi suất người tiêu dùng phải chịu dao động từ 60 – 70%, thậm chí có nơi lên đến 80%/năm.

Để lừa người tiêu dùng "sập bẫy", ông Bách cho hay, các công ty tài chính thường cung cấp thông tin cho khách hàng không đầy đủ, không rõ ràng, không chính xác, có dấu hiệu cố tình gây nhầm lẫn, lừa dối.

"Ví dụ nội dung thường có dấu hiệu gây nhầm lẫn như: trong hợp đồng mục lãi suất thường được “để trống” sau khi ký kết vay tiêu dùng xong, nhân viên công ty mới tự điền vào, hoặc không cảnh báo người tiêu dùng về thời hạn trả nợ hay phí phạt. Nhiều trường hợp công ty cố tình không tạo điều kiện để người tiêu dùng nghiên cứu các điều khoản mà ép người tiêu dùng ký hợp đồng khống; không cung cấp hợp đồng trực tiếp mà trả lời rằng hợp đồng sẽ được gửi qua đường bưu điện sau khi ký kết", ông Bách dẫn chứng.

Bên cạnh đó, ông Bách cho biết, nhiều trường hợp các công ty tín dụng thường xuyên quấy rối, đe doạ, gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của người tiêu dùng trong quá trình thu hồi nợ như: liên tục điện thoại, nhắn tin sử dụng lời lẽ đe doạ các thành viên trong gia đình khách hàng, bên cạnh đó, bắt ép người tiêu dùng ký những tài liệu, giấy  tờ không rõ mục đích.

"Công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại thì thiếu chuyên nghiệp và kém hiệu quả: Tổng đài hotline liên tục báo bận, lời thoại hướng dẫn thường phức tạp, kéo dài; đưa đẩy trách nhiệm lẫn nhau nhằm kéo dài thời gian giải quyết thông tin. Những trường hợp trên đã nói lên một thưc tế, hiện nay tín dụng tiêu dùng chính thống không khác gì tín dụng "đen" ", ông Bách nhận định.

Chưa có quy định riêng đối với cho vay tiêu dùng

TS Đinh Thị Thanh Nhàn, Khoa Kinh tế & Luật, Trường Đại học Thương mại Hà Nội cho rằng, thực tế là các vụ việc nêu trên diễn ra khá phổ biến, song chúng ta chưa có giải pháp để khắc phục, ngăn ngừa.

Bà Nhàn cho biết, hiện nay pháp luật chưa có quy định riêng cho vay tiêu dùng, do đó toàn bộ vấn đề cho vay tiêu dùng đều dựa vào quy định chung tại Luật Tổ chức tín dụng. Trong khi đó, tại Luật này các phần liên quan tới giới hạn, hạn mức, thủ tục cho vay đối với các ngân hàng, công ty tài chính đã quá lạc hậu đối với cho vay tiêu dùng.

[caption id="attachment_108953" align="aligncenter" width="650"]vay12 Các tranh chấp về tín dụng tiêu dùng mặc dù giá trị không cao nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng tới tài chính, danh dự và sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. (Ảnh minh hoạ , nguồn: Internet)[/caption]

"Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Dự thảo về hoạt động tiêu dùng cho các công ty tài chính. Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thành lập công ty tài chính nếu muốn cho vay tiêu dùng, đồng thời đáp ứng được các quy định để đảm bảo tính xác định lãi suất, tính minh bạch cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay, thông tư này chưa được thông qua. Theo quy định lãi suất trần quy định cho vay tiêu dùng là 20% mỗi năm, nhưng trên thực tế, con số này vọt lên tới 80% thì quả là đáng báo động và cần nhanh chóng có giải pháp chấn chỉnh, quản lý", bà Nhàn nhấn mạnh.

Để hạn chế tình trạng này, bà Nhàn cho rằng, về lâu dài cần hạn chế sử dụng công cụ lãi suất trần, còn trước mắt cần nới lỏng mức lãi suất trần cho vay tiêu dùng và quy định cụ thể giới hạn thu các khoản phí trong các hợp đồng cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, cần xem lại các quy định về hợp đồng theo mẫu, trong đó bắt buộc bên cho vay phải giải thích về nội dung hợp đồng và tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể khởi kiện nếu bị lừa gạt, xâm hại quyền lợi kinh tế.

Còn theo bà Phạm Quế Anh - Chuyên gia Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), hệ thống pháp luật về tín dụng tiêu dùng dù có hoàn thiện đến đâu thì vẫn có kẽ hở cho các công ty "lách" và khó bảo vệ được người tiêu dùng một cách tuyệt đối. Vì vậy, điều quan trọng nhất là người tiêu dùng vẫn phải nhận thức được quyền lợi của mình và hành xử như người tiêu dùng thông minh.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải xây dựng khuôn khổ pháp lý quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng với nguyên tắc bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích người tiêu dùng - lợi nhuận của doanh nghiệp - sự phát triển lành mạnh của thị trường; nâng cao trách nhiệm giám sát và quản lý của cơ quan.

Rõ ràng, tình trạng vi phạm về cho vay tiêu dùng đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Tất nhiên "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", do người tiêu dùng Việt chưa có hiểu biết về những loại tín dụng này cũng là nguyên nhân dẫn đến những thực tế đáng buồn trên.

Tuy nhiên, dù chiếm 80% tổng số khiếu nại, nhưng chưa hề có một công ty tài chính nào bị "bêu tên" cũng như công khai về hình thức xử phạt để người dân biết và đề phòng, thì đây cũng là một điều khiến nhiều người băn khoăn.

Giang Phan

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô