VCCI: Việc giao dịch, mua bán trên mạng xã hội hiện nay vẫn nhờ vào "may, rủi"

Thứ ba, 23/03/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 23/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức cuộc Toạ đàm: "Thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý". Theo VCCI, việc giao dịch, mua bán trên mạng xã hội hiện nay vẫn nhờ vào "may, rủi".

Bài liên quan
Toàn cảnh buổi Toạ đàm do VCCI phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Ảnh KL

Toàn cảnh buổi Toạ đàm do VCCI phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Ảnh KL

Phát biểu tại buổi Toạ đàm, ông Nguyễn Minh Đức, đại diện Nhóm nghiên cứu VCCI cho biết, tốc độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng của TMĐT trong giai đoạn 2013 – 2019 luôn ở mức cao, trên 20%/năm.

Nhờ vậy, từ xuất phát điểm thấp 2,2 tỷ USD vào năm 2013, quy mô thị trường TMĐT lên đến khoảng 10,08 tỷ USD vào năm 2019. Dự kiến 2025 đạt 23 tỷ USD thông qua 3 kênh thương mại điện tử chính gồm diễn đàn, mạng xã hội; sàn thương mại điện tử và website bán hàng.

Theo ông Đức, thị trường TMĐT ở Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian tới. Theo báo cáo Economy 2019 của Google và Temasek giao đoạn 2015-2025, qui mô thị trường TMĐT Việt Nam đang tăng trưởng ở mức l49% và quy mô thị trường dự đoán đạt 23 tỷ USD vào năm 2025. Khi đó Việt Nam sẽ trở thành nước có quy mô TMĐT lớn thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia (82 tỷ USD).

"Không chỉ tăng trưởng nhanh về quy mô, TMĐT phát triển đa dạng trên nhiều mặt. Về hình thức, TMĐT cung cấp các hình thức bán hàng rất đa dạng, bao gồm một, một số hoặc tất cả các hoạt động thương mại (từ quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng đến giao dịch, thanh toán, giải quyết tranh chấp…", ông Minh Đức nói.

Về mặt hàng, các loại hàng hóa và dịch vụ được giới thiệu và cung cấp trên nền tảng TMĐT rất đa dạng, từ các mặt hàng thông thường như sách báo, văn phòng phẩm, thời trang, phụ kiện đến các mặt hàng được kiểm soát về chất lượng như ô tô, xe máy, thuốc, thực phẩm chức năng...

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương, giá trị hàng hóa, dịch vụ được trao đổi trên các nền tảng TMĐT khá nhỏ chỉ khoảng 70,4% hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 1 triệu đồng. Còn về thói quen mua sắm, 70% người mua cho biết họ tìm kiếm mặt hàng trên Facebook hoặc Instagram; 30% cho biết sẽ mua trực tiếp từ Pinterest, Facebook, Twitter, Instagram hoặc Snapchat.

Vì thế, một số mạng xã hội đang có xu hướng cung cấp một số tính năng hỗ trợ hoạt động TMĐT cho người dùng trên nền tảng của mình. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh ở đây là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, hàng giả hàng nhái, nội dung đăng tải không đúng hoặc gây nhầm lẫn, giải quyết khiếu nại, tranh chấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát hiện và xử lý tội phạm như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra TMĐT còn có chức năng để làm kênh thông tin của doanh nghiệp với công chúng, nhưng lại không nhằm bán hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ, một công ty sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh về tầm nhìn chiến lược, đội ngũ nhân sự, các dự án mới, địa chỉ liên hệ, hoạt động trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường...

Trước đặc tính “2 mặt” của TMĐT, các chuyên gia cho rằng, sự khác biệt giữa việc giới thiệu thương nhân và giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nằm ở các thông tin đặc trưng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tên sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; giá cả; khối lượng, số lượng, đơn vị.

Nếu có các thông tin đặc trưng này thì được coi là giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Nếu không có các thông tin đặc trưng này thì không thể xác định được thế nào là “một sản phẩm”, “một đơn vị hàng hoá” hay “một gói dịch vụ”. Khi không thể xác định được các thông tin này thì các bên vẫn phải liên lạc trực tiếp với nhau để trao đổi cụ thể và đi đến thống nhất về một hoặc nhiều sản phẩm được mua bán. Nói cách khác, khi không có các thông tin này thì không được xem là hoạt động giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và do vậy, không nên được điều chỉnh bởi pháp luật về TMĐT...

Vấn đề của TMĐT là giải quyết tranh chấp

Bình luận về vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm trên sàn TMĐT, bà Chu Thị Hoa – Phó Viện trưởng Viện Tư pháp (Bộ Tư Pháp) cho rằng, vấn đề đáng quan tâm của TMĐT là giải quyết tranh chấp.

"Phải có chính sách khuyến nghị, hỗ trợ để các sàn TMĐT có thể liên kết với các trung gian hoà giải, thay vì cơ chế các sàn tự đưa ra cơ chế của mình. Cùng với đó, yêu cầu chủ sàn có trách nhiệm liên đới, vì thế phải có sự liên kết giữa các cơ quan giải quyết trực tuyến – trọng tài trực tuyến", bà Hoa kiến nghị.

Ngoài ra, cần thêm những thông tin hướng dẫn, gợi ý để phân biệt thương mại hay phi thương mại. Nếu có giá cho vào thông tin thương mại còn nếu không có giá cho vào phi thương mại.

Với tốc độ phát triển của nền tảng thương mại hiện nay trên thị trường đang khiến người tiêu dùng không phân biệt được đâu là TMĐT và đâu là mạng xã hội nên điều kiện cần và đủ lúc này là xây dựng chính sách “khoanh vùng” hơn.

“Cần đặt ra 2 cơ chế quản lý khác nhau để tạo sự rành mạch cho sàn TMĐT”, bà Hoa nhấn mạnh. 

Bổ sung ý kiến này ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI, cho rằng hiện nay giao dịch trên mạng  xã hội, việc mua bán đang nhờ vào may rủi. “Nên thời gian tới VCCI sẽ phải nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp bằng bộ máy “toà trực tuyến””, ông Tuấn khẳng định. 

 Khánh Linh   

Tin khác

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp