Vệ tinh cũ của NASA rơi ngoài khơi Alaska

Thứ ba, 10/01/2023 08:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau gần 40 năm bay quanh Trái Đất, một vệ tinh khoa học của NASA đã ngừng hoạt động và lao xuống bầu khí quyển ngoài khơi bờ biển Alaska mà không gây ra thiệt hại gì, theo NASA đưa tin hôm thứ Hai (9/1).

Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận rằng vệ tinh - được nữ phi hành gia Sally Ride đặt vào quỹ đạo năm 1984 - đã quay trở lại vào đêm Chủ nhật vừa rồi trên Biển Bering, cách Alaska vài trăm dặm. NASA cho biết, họ không nhận được báo cáo nào về thương tích hoặc thiệt hại do các mảnh vỡ rơi xuống.

ve tinh cu cua nasa roi ngoai khoi alaska hinh 1

Vệ tinh đo bức xạ Trái Đất (ERBS). Ảnh: NASA

Cuối tuần trước, NASA đã thông báo rằng vệ tinh có nhiệm vụ đo bức xạ Trái Đất nặng 2.450 kg này sẽ rơi trở lại hành tinh xanh và sẽ bốc cháy trong khí quyển, nhưng một số mảnh vẫn có thể tồn tại. Cơ quan vũ trụ Mỹ đặt tỷ lệ các mảnh vỡ rơi xuống làm ai đó bị thương chỉ là 1 trên 9.400.

Cách đây 38 năm, tàu con thoi Challenger đã mang vệ tinh vào quỹ đạo và người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ đã thực hiện nhiệm vụ giải phóng nó. Vệ tinh đã đo ozone trong khí quyển và nghiên cứu cách Trái Đất hấp thụ và bức xạ năng lượng từ mặt trời, trước khi ngừng hoạt động vào năm 2005, vượt xa thời gian hoạt động dự kiến của nó.

NASA cho biết một thiết bị trên vệ tinh ERBS, Stratospheric Aerosol and Gas Experiment II (SAGE II), từng giúp thu thập dữ liệu để xác nhận tầng ozone đang suy giảm trên phạm vi toàn cầu.

Dữ liệu đó đã giúp hình thành Nghị định thư Montreal, một thỏa thuận quốc tế được ký kết vào năm 1987 bởi hàng chục quốc gia, dẫn đến việc giảm đáng kể việc sử dụng chlorofluorocarbons (CFC). Đây là hóa chất phá hủy tầng ozone trên toàn cầu, từng được sử dụng phổ biến trong bình xịt aerosol, tủ lạnh và điều hòa không khí.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy nếu lệnh cấm CFC không được thống nhất, thế giới sẽ dẫn đến sự sụp đổ của tầng ozone và sự nóng lên toàn cầu sẽ tăng thêm 2,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Ngày nay, thiết bị SAGE III trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) có nhiệm vụ thu thập dữ liệu về tình trạng của tầng ozone của Trái Đất.

Hoàng Hải (theo NASA, AP, CNN)

Bình Luận

Tin khác

Phản ứng của thế giới trước sự qua đời của Tổng thống Iran trong tai nạn trực thăng

Phản ứng của thế giới trước sự qua đời của Tổng thống Iran trong tai nạn trực thăng

(CLO) Trước thông tin Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng của ông thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng hôm 19/5, nhiều nước đã gửi lời chia buồn sâu sắc và hứa sát cánh cùng Iran trong thời điểm đau buồn này.

Thế giới 24h
Tàu Blue Origin đưa du khách tới rìa vũ trụ sau gần hai năm gián đoạn

Tàu Blue Origin đưa du khách tới rìa vũ trụ sau gần hai năm gián đoạn

(CLO) Tên lửa du lịch New Shepard của công ty Blue Origin (Mỹ) đã đưa hành khách lên rìa vũ trụ lần đầu tiên sau gần hai năm, chấm dứt thời gian gián đoạn do chuyến bay thử nghiệm không có phi hành đoàn thất bại.

Thế giới 24h
Tổng thống và Ngoại trưởng Iran được xác nhận thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Tổng thống và Ngoại trưởng Iran được xác nhận thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

(CLO) Ngày 19/5, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cùng Bộ trưởng Ngoại giao Hossein Amirabdollahian được xác nhận đã thiệt mạng sau vụ tai nạn trực thăng ở vùng tây bắc hẻo lánh của Iran.

Thế giới 24h
Không kích khiến 31 người thiệt mạng ở Gaza, chủ yếu phụ nữ và trẻ em

Không kích khiến 31 người thiệt mạng ở Gaza, chủ yếu phụ nữ và trẻ em

(CLO) Cơ quan phòng vệ dân sự Palestine cho biết một cuộc tấn công của Israel vào 19/5 đã giết chết 31 người ở trung tâm Gaza, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Thế giới 24h
Sao chổi thắp sáng bầu trời Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, rực rỡ 'như một bộ phim'

Sao chổi thắp sáng bầu trời Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, rực rỡ 'như một bộ phim'

(CLO) Một mảnh sao chổi sáng chói đã thắp sáng bầu trời các vùng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào cuối ngày 18/5. Ánh sáng của nó được mô tả là rực rỡ "như một bộ phim".

Thế giới 24h