Vì sao trẻ em từ 5 đến 11 tuổi nên tiêm vaccine?

Thứ bảy, 12/03/2022 11:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện không ít phụ huynh lo ngại tiêm vaccine COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi khuyến cáo tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng với hàng nghìn trẻ em và không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn được tìm thấy.

Trong quyết định sửa đổi vừa ban hành sáng 1/3, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19 liều 0,2 ml chứa 10 mcg cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Tiêm phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi trở có thể mang lại lợi ích sau:

- Bảo vệ cả gia đình, bao gồm cả anh chị em của trẻ chưa đủ điều kiện tiêm chủng và các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng nếu mắc COVID-19.

- Giúp trẻ có thể tiếp tục đến trường và tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi và nhiều hoạt động nhóm khác một cách an toàn.

- Giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng.

vi sao tre em tu 5 den 11 tuoi nen tiem vaccine hinh 1

Ảnh minh họa

Một số lưu ý khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi:

- Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ em sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể bao gồm: Đau nhức tại vị trí tiêm, nhức đầu, đau cơ, sốt nhẹ.

- Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số trẻ không gặp tác dụng phụ khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo hướng dẫn của Bộ y tế, trẻ có phản ứng phản vệ với vaccine hoặc bất kỳ thành phần nào trong vaccine được chỉ định không tiêm vaccine, còn các trường hợp khác như trẻ có bệnh nền mạn tính, bẩm sinh sẽ được chuyển tiêm tại các BV đa khoa có chuyên khoa nhi hoặc ở các BV chuyên khoa nhi. Sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, những trường hợp thận trọng bác sĩ có thể chỉ định cho theo dõi kéo dài hơn.

Bộ Y tế khuyến cáo trẻ phải được theo dõi suốt 30 ngày và theo dõi sát toàn trạng của trẻ ít nhất ba ngày đầu. Theo dõi biến chứng viêm cơ tim trong bảy ngày đầu, với các biểu hiện có thể gặp như khó thở, đau ngực. Các triệu chứng viêm cơ tim này thường thoáng qua và không để lại di chứng.

Duy Chung (t/h)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe