Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN

Thứ tư, 18/08/2021 18:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Italy đạt 7,8 tỷ USD, tăng 22,8% so với giai đoạn cùng kỳ trước. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN.

Tận dụng hiệu quả EVFTA

Ngày 18/8, Thương vụ Việt Nam tại Italy cho biết, trong Liên minh châu Âu (EU), Italy là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau Hà Lan, Đức và Pháp. Nếu trừ phần nhập khẩu vào Đức, Pháp và Hà Lan để trung chuyển đi nước khác thì vị trí của Italy sẽ còn cao hơn.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,29 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2020. 

Trong đó xuất khẩu Việt Nam sang Italy 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước, và nhập khẩu từ Italy 759 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN.

Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN.

Trong 11 tháng từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Italy đạt 7,8 tỷ USD, tăng 22,8% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA. Trong đó, mặt hàng thủy sản đạt 244 triệu USD, tăng 57% so với giai đoạn cùng kỳ trước khi có EVFTA.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Italy bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện, máy móc, dụng tùng, hàng thủy sản, cà phê, dệt may, giày dép... 

Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Italy các mặt hàng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, dược phẩm, hóa chất, sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ…

Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhất trong số những nước Italy nhập khẩu hạt điều bóc vỏ, chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Italy.

Căn cứ vào nhu cầu thị trường của nước sở tại, Thương vụ Việt Nam Italy cho biết, bên cạnh các lĩnh vực có lợi thế khác, doanh nghiệp Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển tại thị trường này các mặt hàng nông sản, thủy sản, gạo... Đó cũng là những mặt hàng được hưởng lợi nhiều từ Hiệp định EVFTA.

Trong đó, đối với hàng thủy sản, có tới 51,8% các dòng thuế thuộc Chương 3 trong biểu mã HS hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu tại EU ngay khi EVFTA có hiệu lực, có 25,4% dòng thuế được giảm dần trong vòng 4 năm, 18,3% số dòng thuế giảm dần trong vòng 6 năm và 4,5% số dòng thuế giảm dần trong vòng 8 năm.

Đối với hàng nông sản như chè, cà phê, 100% số dòng thuế được xóa bỏ về 0%; quế, hoa hồi, hạt tiêu, hạt điều, hoa quả (Chương 8 có tới 86,3% số dòng thuế sẽ về 0%).

Đặc biệt, đối với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan TRQ 80.000 tấn gạo/ năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, không áp dụng hạn ngạch.

Thương vụ cho biết thêm, Italy là quốc gia xuất nhập khẩu gạo khá lớn ở EU. Năm 2019, Italy xuất khẩu khoảng 675 nghìn tấn gạo (tương đương 624 triệu USD) sang các nước trên thế giới và nhập khẩu khoảng 221 nghìn tấn gạo (tương đương 174 triệu USD) từ các nước trên thế giới. 

Trong khi đó, Italy nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 7 nghìn tấn (tương đương 5 triệu USD) năm 2019, tức là Việt Nam chỉ chiếm 3,1% thị phần nhập khẩu gạo của Italy. 

Trong khi nước này nhập khẩu gạo từ Pakistan 70 nghìn tấn (tương đương 64 triệu USD), từ Thái Lan 19 nghìn tấn gạo (21 triệu USD), từ Ấn Độ 16 nghìn tấn gạo (18 triệu USD) và từ Campuchia 6,7 triệu USD.

Trong thời gian tới, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động hội nghị, hội thảo sẽ được tiến hành song song cả hai hình thức (trực tiếp và trực tuyến).

Thương vụ Việt Nam tại Italy tiếp tục vai trò tham gia thúc đẩy việc thông qua Hiệp định IPA, thúc đẩy các hoạt động triển khai EVFTA, phối hợp với Nhà chuẩn bị Phiên họp thứ VII, Ủy ban Hỗn hợp Kinh tế Việt Nam - Italy năm 2021 họp tại Roma, Italy; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đòi tiền hàng, đòi giao hàng và các vụ việc gian lận khác…

Cần am hiểu thị trường, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng

Tuy nhiên, Thương vụ cũng khuyến cáo, Italy là nước thuộc EU, các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU cũng tương tự như những vướng mắc khi làm việc với doanh nghiệp Italy như: Các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về chứng nhận, bao bì…

Vì vậy, khi làm ăn thương mại với các doanh nghiệp Italy, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp một số khó khăn khác như: môi trường pháp lý rất phức tạp và đôi khi thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả; các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn hoặc về môi trường được đưa ra các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đôi khi còn cao hơn cả những yêu cầu cơ bản của EU. 

Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một trở ngại với các doanh nghiệp Việt Nam vì theo truyền thống thương mại, người Italia thường sử dụng tiếng Ý vốn đã quen với các đối tác ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi là nơi có nhiều người châu Âu, người gốc Italia kinh doanh.

Các doanh nghiệp Việt Nam lớn, doanh nghiệp FDI đang có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp đa quốc gia và của Italy đã có thị trường tương đối ổn định. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với quy mô sản xuất còn nhỏ, giá cả và mẫu mã vẫn khó cạnh tranh được với hàng hóa một số nước khác. Vì vậy, để phát triển kinh doanh tại thị trường này, doanh nghiệp cần am hiểu về thị trường sản phẩm dự định xuất khẩu, tìm hiểu thị phần đối thủ cạnh tranh của sản phẩm đó.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp