Việt Nam sẽ giảm dần tỷ trọng thủy điện

Thứ hai, 20/08/2018 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, Việt Nam sẽ đẩy nhanh phát triển nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo và giảm tỷ trọng thủy điện.

Báo Công luận
Nhà máy điện gió Bạc Liêu có công suất lớn nhất trong số 4 dự án điện gió đang hoạt động tại Việt Nam cũng được triển khai (Ảnh TL)


Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài đã có nhiều nội dung hợp tác trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó phải kể đến hoạt động hợp tác trong các dự án xây dựng nhà máy điện theo hình thức BOT; hợp tác trong lĩnh vực dầu khí; hợp tác về quản lý an toàn năng lượng; hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ…

Mới đây nhất phải kể đến việc tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận biên bản ghi nhớ đầu tư 2 dự án điện mặt trời với công suất lên tới 58MWp từ nhà đầu tư Đức. Cụ thể, là dự án nhà máy điện mặt trời Cẩm Hưng tại xã Cẩm Hưng - Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên và dự án điện mặt trời Sơn Quang tại xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn.

Cả 2 dự án trên đều có công suất thiết kế là 29 MWp và sử dụng quỹ đất tổng là 58ha. Dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV. Dự kiến, 2 dự án này sẽ vận hành vào giai đoạn 2018 - 2020.

Trước đó, nhiều địa phương khác cũng đã chấp thuận nhiều dự án về tái tạo năng lượng sạch của các nhà đầu tư.

Trong đó phải kể đến tỉnh Trà Vinh vừa quyết định chấp thuận cho 3 nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư gần 3.370 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2020.

Cùng với đó nhà máy điện gió Bạc Liêu có công suất lớn nhất trong số 4 dự án điện gió đang hoạt động tại Việt Nam cũng được triển khai. Thêm nữa, tỉnh Sóc Trăng cũng đang triển khai dự án điện gió của Tập đoàn Phú Cường nằm ở khu vực bãi bồi ven biển của tỉnh, có tổng quy mô công suất khoảng 800MW, tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng năng lượng gió lớn, ước tính đạt trên 500.000MW, hơn gấp 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020.

Như vậy có thể thấy, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, Việt Nam sẽ đẩy nhanh phát triển nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo và giảm tỷ trọng thủy điện đang mở ra những hướng đi mới và hoàn toàn là khả thi cho tương lai ngành năng lượng Việt Nam.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp