Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” sắp công diễn tại Hà Nội

Thứ sáu, 18/05/2018 20:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi diễn tại TP.HCM và Long An, vào ngày 27-28/5, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” mừng 100 năm sân khấu Cải lương Việt Nam sẽ công diễn tại Hà Nội.

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Tiếng nói Việt Nam; Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương; Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chỉ đạo thực hiện. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 1 thế kỷ hình thành và phát triển của Nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam.

Báo Công luận
Các nghệ sĩ tham gia vở cải lương "Thầy Ba Đợi". Ảnh: nguồn internet 

Nghệ thuật Sân khấu Cải lương được cho là hình thành về căn bản vào năm 1918 với tuyên ngôn “Cải tục, duy tân, lương tri tâm điền”. Đến năm 1920, với câu liễn treo ở cửa rạp hát Tân Thịnh “Cải cách hát ca theo tiến bộ/ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”, thì cái tên Cải lương của một bộ môn sân khấu dân tộc mới được biết đến rộng rãi.

Nghệ thuật Sân khấu Cải lương từ đó đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng câu ca tiếng nhạc Cải lương sẽ mãi mãi in sâu trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam bộ cũng như đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Sân khấu cải lương gắn liền tên tuổi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu... Trong giai đoạn những năm 1930, loại hình nghệ thuật này lan truyền ra ngoài Bắc. Một số tác phẩm cải lương nổi tiếng từng ghi dấu ấn như: Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Hoa Mộc Lan, Tiếng hạc trong trăng...

“Thầy Ba Đợi” là vở cải lương do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học, soạn giả Hoàng Song Việt - Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên - Lê Trung Thảo dàn dựng. Đây đồng thời là vở diễn đầu tiên quy tụ hơn 60 nghệ sĩ hai miền Nam - Bắc tham gia.

Vở diễn lấy cảm hứng từ cuộc đời, sự nghiệp gìn giữ nghệ thuật truyền thống của nhạc sư Nguyễn Quang Đại. Ông là quan dạy nhạc của triều Nguyễn. Khi vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp đày sang châu Phi, Quang Đại lưu lạc ở Nam Kỳ. Tại đó, ông dạy nhạc Lễ - lối hát chỉ dùng trong cung đình - phát triển rộng rãi ra ngoài nhân dân, rồi cùng thế hệ học trò cải biên, sáng tác và hệ thống hóa để dần hình thành nên âm nhạc tài tử Nam bộ với cốt lõi 20 nhạc phẩm. Về sau đờn ca tài tử Nam bộ chuyển thành hình thức ca ra bộ (ca có động tác kèm theo) rồi đến nghệ thuật cải lương.

Báo Công luận
 Một cảnh trong vở cải lương "Thầy Ba Đợi". Ảnh: nguồn internet

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ là tác giả kịch bản văn học của vở cải lương “Thầy Ba Đợi”. NSND Trần Ngọc Giàu chỉ đạo nghệ thuật với sự tham gia của 60 nghệ sĩ, diễn viên của 3 miền đang hoạt động tại Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang như: Nghệ sĩ Nhân dân Vương Hà, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Đạt, Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Vinh, NSƯT Quế Trân...  Vở diễn “Thầy Ba Đợi” đã được công diễn tại TP.HCM và Long An vào tháng 4.

Vở diễn “Thầy Ba Đợi” được xây dựng nhằm tôn vinh công trạng của các bậc tiền nhân, đã lưu giữ, bảo tồn và phát triển di sản âm nhạc dân tộc. Vở diễn có sử dụng thủ pháp hư cấu nghệ thuật do tư liệu để lại về cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sư Nguyễn Quang Đại không nhiều. Ê-kíp sáng tạo đã cố gắng để những chi tiết hư cấu gần nhất so với sự thật lịch sử đã bị ẩn khuất.

"Thầy Ba Đợi" sẽ được biểu diễn tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào các ngày 27 và 28/5./.

B.V

Tin khác

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa