Vụ thảm sát nhà trẻ Thái Lan: Hệ quả từ vấn nạn súng, ma túy, bạo lực gia đình và tâm thần

Thứ bảy, 08/10/2022 19:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi Thái Lan vẫn còn bàng hoàng vì một trong những vụ thảm sát trẻ nhỏ hàng loạt tồi tệ nhất, thì các chuyên gia về ma túy, kiểm soát súng, tâm thần và bạo lực gia đình cho rằng các nhà chức trách cần siết chặt quản lý để ngăn chặn những thảm kịch tiếp theo.

Từ vấn nạn ma túy, tâm thần…

Hôm thứ Năm, cựu cảnh sát Panya Khamrab đã xông vào một nhà trẻ ở tỉnh Nong Bua Lam Phu, phía Đông Bắc Thái Lan, giết chết 36 người, chủ yếu là trẻ em mẫu giáo, trước khi sát hại vợ và con trai nhỏ trước khi tự kết liễu đời mình.

vu tham sat nha tre thai lan he qua tu van nan sung ma tuy bao luc gia dinh va tam than hinh 1

Những đứa trẻ vô tội đã phải thiệt mạng vì kẻ sát nhân mắc vấn đề với cả ma túy, súng đạn, tâm thần và bạo lực gia đình. Ảnh: Reuters

vu tham sat nha tre thai lan he qua tu van nan sung ma tuy bao luc gia dinh va tam than hinh 2

Thái Lan là quốc gia duy nhất ở châu Á hợp pháp hóa cần sa.

vu tham sat nha tre thai lan he qua tu van nan sung ma tuy bao luc gia dinh va tam than hinh 3

Kẻ sát nhân rõ ràng đã hoàn toàn điên loạn khi sát hại các em nhỏ, cũng như chính vợ con và bản thân mình.

Cảnh sát cho biết, trước đó tay súng đã bị sa thải khỏi lực lượng vì sử dụng ma túy, được xác định nghiện yaba, một loại methamphetamine ở dạng thuốc viên. Các chuyên gia y tế cho biết việc sử dụng ma túy đá có thể dẫn đến chứng hoang tưởng, ảo giác, hành vi bạo lực và những người hút thuốc có thể bị rối loạn tâm thần.

Theo Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm, Thái Lan là quốc gia trung chuyển chính của đường dây ma túy từ Myanmar qua Lào. Trên đường phố, một số chất gây nghiện có thể dễ dàng được mua với giá chỉ là 20 baht (khoảng 13 nghìn VNĐ).

Hồi tháng 6 vừa rồi, Thái Lan cũng đã có phần vội vàng khi hợp pháp hóa cần sa, thậm chí còn trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á làm điều này. Việc chính sách này bị chỉ trích và gây ra lo lắng là có cơ sở, khi mà ngay sau khi luật có hiệu lực, các doanh nghiệp đã bắt đầu công khai bán cần sa một cách tràn lan.

Việc hợp pháp hóa đã dấy lên cảnh báo về nguy cơ không kiểm soát được việc sử dụng cần sa ở bất kỳ đâu và bởi bất kỳ ai - kể cả trẻ em. Thực tế là không lâu sau khi việc sử dụng cần sa được hợp pháp hóa ở Thái Lan, ít nhất một người đã chết và một số người phải nhập viện do hút cần sa quá liều.

Sau đó, các nhà chức trách Thái Lan đã phải gấp rút đưa ra một số quy định để kiềm chế việc sử dụng cần sa tràn lan. Theo đó, các quy định mới cấm tất cả việc hút cần sa nơi công cộng cũng như việc bán cần sa cho những người dưới 20 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Việc hút cần sa ở nơi công cộng có thể bị phạt tù 3 tháng hoặc 25.000 baht (khoảng 16 triệu VNĐ).

Các công tác tuyên truyền để người dân trong nước cũng như khách du lịch về việc hạn chế sử dụng cần sa lập tức được tiến hành, giống việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá dù việc sử dụng và buôn bán sản phẩm gây nghiện này không bị cấm.

Vào trung tuần tháng 8 vừa rồi, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul tuyên bố rằng quốc gia này không khuyến khích khách du lịch đến chỉ để hút cần sa. Dẫu vậy, các cơ sở kinh doanh cần sa với các phòng hút thuốc đặc biệt đã gây được tiếng vang lớn với người dân địa phương và du khách.

Một điều đáng lo ngại hơn ở Thái Lan liên quan tới vấn nạn ma túy là việc người nghiện gặp nhiều khó khăn trong việc chấm dứt mối tình với “nàng tiên nâu”. Nhà tâm lý học phục hồi chức năng Shaowpicha Techo cho biết có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn trong các dịch vụ cai nghiện ma túy.

Cụ thể, người nghiện có thể dễ dàng tìm được sự giúp đỡ ở Thủ đô Bangkok và các thành phố lớn, nhưng việc tiếp cận ở các khu vực nông thôn lại khó khăn hơn nhiều. Shaowpicha cho biết, vương quốc này cũng thiếu các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Và bởi sự kỳ thị về bệnh tâm thần khiến nhiều người đã tìm đến ma túy, chất được xem như thần dược, như một sự hỗ trợ.

…đến vấn đề kiểm soát súng và bạo lực gia đình

Đến lúc này, hẳn mọi người đều có thể liên tưởng những vấn đề nói trên với kẻ sát nhân hàng loạt và giết người không ghê tay tại nhà trẻ ở tỉnh Nong Bua Lam Phu vừa rồi. Hắn đều có cả vấn đề ma túy và tâm thần, mới ra tay tàn độc với hàng chục đứa trẻ, cũng như sau đó giết hại cả vợ, con và chính bản thân mình một cách điên loạn như vậy.

“Ở Thái Lan, hầu hết mọi người không nói về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần… nếu ai đó có vấn đề… họ bị gán cho cái mác là một người điên”, ông Shaowpicha nói và cho biết thêm rằng một số chuyển sang dùng ma túy thay vì tìm cách điều trị. 

Chuyên gia an ninh Anthony Davis có trụ sở tại Bangkok cho biết: “Hậu quả là những bất bình cá nhân và cảm giác mất thể diện thường bùng phát thành bạo lực gây chết người, đặc biệt trong bối cảnh những người đàn ông còn đang giận dữ”.

“Hội chứng này càng trầm trọng hơn trong ngành an ninh với một môi trường kỷ luật và coi trọng thứ bậc hơn so với xã hội nói chung, nơi mà đôi khi chức vụ và đặc quyền có thể bị lạm dụng”, ông cho biết thêm

Davis nói rằng môi trường này cùng với việc dễ dàng tiếp cận với súng ống tạo nên một sự kết hợp nguy hiểm. Cách đây chưa đầy một tháng, một sĩ quan quân đội cũng đã bắn chết hai đồng nghiệp tại một căn cứ huấn luyện quân sự ở Bangkok.

Trước đó nữa, vào năm 2020, một binh sĩ đã bắn chết 29 người trong một cuộc tấn công kéo dài 17 giờ liên quan đến tranh chấp nợ nần với một sĩ quan cấp cao. Ngay cả khi không thuộc lực lượng an ninh, Thái Lan vẫn có một số lượng lớn súng được lưu hành - ước tính khoảng 10 triệu khẩu vào năm 2017 theo cơ sở dữ liệu về Chính sách Súng của Đại học Sydney, tức cứ 7 người thì có một khẩu.

vu tham sat nha tre thai lan he qua tu van nan sung ma tuy bao luc gia dinh va tam than hinh 4

Ước tính khoảng 10 triệu khẩu súng được lưu hành ngoài lực lượng an ninh và quân đội ở Thái Lan vào năm 2017. Ảnh: Bangkok Post

Chuyên gia bạo lực Janjira Sombatpoonsiri của Đại học Chulalongkorn cho biết: “Bên cạnh các quan điểm tốt đẹp về Thái Lan như xứ sở của nụ cười và con người tử tế… Thái Lan cũng là một quốc gia rất bạo lực”.

Theo Cảnh sát trưởng quốc gia Damrongsak Kittiprapat, ngày xảy ra vụ thảm sát bắt đầu bằng việc tay súng tranh cãi với vợ lúc 4 giờ sáng, và kết thúc khi anh ta bắn cô và con trai của họ trước khi tự sát.

Theo Văn phòng Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia, đã có 2.177 vụ bạo lực gia đình trong năm ngoái ở một quốc gia có dân số 70 triệu người này. Nhưng đây được cho là một thống kê thấp hơn thực tế vì các vụ bạo lực gia đình ở Thái Lan được báo cáo rất ít.

Nhà vận động và luật sư Busayapa Srisompong, người thành lập SHero, một tổ chức cung cấp trợ giúp pháp lý chuyên nghiệp cho các nạn nhân bạo lực gia đình, cho biết thảm kịch là một hồi chuông cảnh tỉnh. “Văn hóa gia trưởng và phụ hệ độc hại đã ăn sâu vào một số thể chế…  và cho phép một số loại hành vi bạo lực”, bà chia sẻ thêm.

Busayapa nói rằng các tỉnh của Thái Lan đều có một trung tâm xử lý khủng hoảng bạo lực gia đình tại các bệnh viện do Chính phủ điều hành, nhưng không phải tất cả đều thực sự hoạt động. Ngoài ra còn có các bộ phận ngăn chặn bạo lực gia đình thuộc Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người, nhưng nhiều bộ phận thiếu nhân lực, thiếu nguồn lực và nhân viên được đào tạo kém.

Bà cho biết nhiều phụ nữ mà bà giúp đỡ đã cố gắng báo cáo trường hợp của họ nhiều lần và gọi đến một đường dây nóng đặc biệt, nhưng rất ít khi được giúp đỡ. “Nếu cộng đồng được tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe tâm thần và không xa lánh các nạn nhân thì điều đó có thể ngăn chặn rất nhiều thảm kịch”, cô nói.

Như vậy, vụ thảm sát kinh hoàng khiến 23 em nhỏ và 11 người lớn thiệt mạng tại nhà trẻ Thái Lan vừa rồi có thể không phải là một sự việc ngẫu nhiên. Lý do vì kẻ sát nhân rõ ràng hội tụ trong mình tất cả các vấn nạn về súng, tâm thần, bạo lực gia đình và ma túy của Thái Lan.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế