Xin đừng “giãn cách” lòng người!

Thứ hai, 26/07/2021 11:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phong tỏa, cách ly, giãn cách chỉ là biện pháp tình thế, là hàng rào kỹ thuật để chống Covid-19. Còn lòng người trong cơn hoạn nạn luôn cần thêm những gắn kết, yêu thương. Những lúc như thế này, ngay cả không yêu thương cũng xin đừng nói lời cay đắng.

Chia sẻ của ca sỹ Thủy Tiên bị cho là

Chia sẻ của ca sỹ Thủy Tiên bị cho là "làm màu", "tranh công" khi mọi việc chưa được hiểu đúng bản chất.

1. Trên trang cá nhân có hàng triệu người theo dõi, ca sỹ Thủy Tiên chia sẻ dòng trạng thái cùng hình ảnh vợ chồng cô vừa đại diện tiếp nhận hằng trăm tấn lương thực, thực phẩm của người dân Hà Tĩnh ủng hộ người dân thành phố Hồ Chí Minh. Vợ chồng ca sỹ đã đứng ra tiếp nhận, phát quà như là cầu nối tình cảm giữa Hà Tĩnh với TP. Hồ Chí Minh nhưng không ít tài khoản trên mạng xã hội lại cho rằng, Thủy Tiên đã thông tin không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm rằng 100 tấn hàng đó là do vợ chồng cô quyên góp ủng hộ. Thậm chí có người còn chỉ trích Thủy Tiên và Công Vinh “làm màu”, “nhận vơ”, “tranh công”…

Sau những ý kiến bình luận không đúng bản chất sự việc, Thủy Tiên đã đăng tải một tờ biên bản xác nhận giao nhận hàng giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Tĩnh bàn giao 100 tấn hàng cho cô để đi phân phát cho người dân tại TP. Hồ Chí Minh. Công Vinh thì liên tục phải vào trang cá nhân để trả lời, giải thích đối với những bình luận trái chiều của khán giả.

Sự việc sau đó đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải khẳng định Công Vinh, Thủy Tiên không “nhận vơ” mà đã có sự phối hợp theo kế hoạch. “Dưới sự hỗ trợ, giúp sức của Thủy Tiên - Công Vinh, một khối lượng hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu đã tới tận tay bà con nhân dân TP. Hồ Chí Minh một cách rất kịp thời. Chúng ta phải cảm ơn Công Vinh, Thủy Tiên" – ông Hải nói.

Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch, mới đây những hình ảnh xác chết của các bệnh nhân Covid-19 tận bệnh viện Myawwaddy, thị trấn ở Đông Nam Myanmar bị "gán" cho TP. Hồ Chí Minh đã lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận. Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông) ngay sau đó đã vào cuộc xác minh, cho biết đó là thông tin giả mạo. VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả trên. Vụ việc sẽ được VAFC chuyển cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hay sự vụ chiều 4/7, trên mạng lan truyền chóng mặt thông tin có nội dung "Quyết định lock TP.HCM trong 10-15 ngày, cho TP 36 tiếng đến 48 tiếng chuẩn bị (sẽ lock 0h thứ ba ngày 7-7 hoặc 12h thứ tư 8-7…".

Về thông tin này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã ngay lập tức lên tiếng khẳng định đây là thông tin giả mạo, làm ảnh hưởng đến công tác chống dịch của TP, đồng thời đề nghị người dân cần bình tĩnh, cẩn trọng trước các thông tin lan truyền trên không gian mạng gây hoang mang và ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

2. Đó chỉ là ba trong số rất nhiều sự vụ dù đã được đại diện cơ quan chức năng giải thích kịp thời, rõ ràng, thuyết phục nhưng nó phản ánh một hiện tượng vốn dĩ đã dai dẳng nhiều năm nay trong xã hội thời 4.0 mà dân gian hiện đại hay gọi là “người hùng bàn phím”.

Họ không phải là Thủy Tiên từng đội mưa đi cứu trợ cả tháng để rồi nhận lấy không biết bao nhiêu điều tiếng, thị phi, khiến cho giới nghệ sỹ giờ đây cũng phải dè dặt khi nghĩ đến việc đi làm từ thiện.

Nhưng họ lại tự cho mình quyền phán xét, dẫn dắt dư luận khi mọi việc còn chưa rõ ràng. Phản biện xã hội không bao giờ có ý nghĩa xã hội nếu nó không xuất phát từ động cơ xây dựng xã hội tốt đẹp. Tranh biện để tìm ra giải pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội khác với “cãi nhau” bằng thái độ xách mé, bỉ bôi.

Khi dịch bệnh mới bùng phát, trên mạng xã hội từng xuất hiện một “trend” rất thú vị, đại ý: trong lúc này, nếu không làm được gì có ích, im lặng cũng là yêu nước.

Họ hẳn đã nhìn thấy tấm lưng phồng rộp, đôi bàn tay nhăn nheo của nhân viên y tế trong bệnh viện dã chiến?

Họ hẳn đã thấy những bà mẹ trăm tuổi, từng đi qua mấy cuộc chiến tranh, nay vẫn còng lưng xách từng cân gạo, nải chuối ra đình làng để gửi vào miền Nam?

Họ hẳn đã nhìn thấy những đoàn xe tải lương thực xuyên đêm hướng về thành phố mang tên Bác, chở theo tình đồng hương, nghĩa đồng bào?

Họ, có thể chưa từng gửi một cái tin nhắn ủng hộ… cỡ 50k chung tay chống dịch nhưng lại có thể lên mạng la lối ầm ĩ chỉ vì chiếc loa phường mùa dịch trót phá mất giấc ngủ trưa.

Cụ bà Hoàng Thị Nhâm, 101 tuổi tại Thanh Hóa ủng hộ gạo cho đồng bào đang gặp khó khăn vì dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh được cộng đồng mạng chia sẻ đã làm rất nhiều người xúc động. Ảnh: Anh Tuân

Cụ bà Hoàng Thị Nhâm, 101 tuổi tại Thanh Hóa ủng hộ gạo cho đồng bào đang gặp khó khăn vì dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh được cộng đồng mạng chia sẻ đã làm rất nhiều người xúc động. Ảnh: Anh Tuân

3. Không phải ngẫu nhiên mà trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 25/7, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian đề bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Bởi lúc này, không gì hơn tính mạng, sức khỏe của người dân. Có một chi tiết rất đáng chú ý, đó là đại biểu Trần Hoàng Ngân của đoàn TP. Hồ Chí Minh đã “biến” bài phát biểu thảo luận của mình thành một… bài cảm ơn dài 5 phút. Một điều chưa từng có tiền lệ trong các phiên thảo luận ở nghị trường Quốc hội. Càng bất ngờ hơn khi ông Ngân bấy nay là một đại biểu luôn có những phát biểu, tranh luận thẳng thắn, một chuyên gia kinh tế luôn có những hiến kế đổi mới táo bạo ở nghị trường bỗng nhiên giọng chùng xuống vì xúc động. Nhưng có lẽ tất cả đều hiểu và chia sẻ với vị đại biểu đoàn TP. Hồ Chí Minh. Bởi chưa bao giờ kể từ sau chiến tranh, đất nước cần những lời động viên, chia sẻ và cảm ơn nhiều đến như vậy.

Dìu nhau đi qua đại dịch cần những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, chủ động nhưng trên hết cả là cần sự chung sức đồng lòng. Phong tỏa, cách ly, giãn cách suy cho cùng chỉ là biện pháp tình thế, là hàng rào kỹ thuật để chống Covid-19. Còn lòng người trong cơn hoạn nạn luôn cần thêm những gắn kết, yêu thương. Những lúc như thế này, ngay cả không yêu thương cũng xin đừng nói lời cay đắng.

Quang Duy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn