Xử phạt “Vợ Ba”... xong rồi sao?

Thứ sáu, 31/05/2019 12:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau rất nhiều tranh luận công khai và bán công khai, phim “Vợ Ba” đã bị xử phạt. Nhưng dư luận vẫn chưa thật tâm phục khẩu phục với quyết định này.

Đạt được một vài giải thưởng điện ảnh ngoài nước và bắt đầu bằng màn tổ chức truyền thông khá bài bản, có lẽ không một ai ngờ được rằng “Vợ Ba” khi tổ chức công chiếu ở trong nước lại gây ra một làn sóng tranh cãi quyết liệt. Trong đó, hầu hết các ý kiến phản đối bộ phim này tập trung vào một điểm duy nhất: Sử dụng trẻ em 13 tuổi vào một số phân cảnh sex trong bộ phim dán nhãn C18 – Cấm người dưới 18 tuổi.

Trong khi dư luận, báo giới đang mải tranh cãi về chuyện nội dung bộ phim, về chuyện đoàn làm phim có vi phạm luật khi để người vị thành niên đóng cảnh sex, về chuyện phát triển tâm lý trong tương lai của diễn viên nhí, v.v... thì Văn phòng Bộ ra thông cáo, trong đó nêu: “Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo đối với Công ty TNHH Ba Sắc Cầu Vồng đã vi phạm: “thêm làm sai nội dung phim “Vợ ba” đã được phép phổ biến” được quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 4, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ với mức xử phạt là 50 triệu đồng”.

Một cảnh trong phim

Một cảnh trong phim "Vợ Ba".

Bộ phim “Vợ ba” đã khiến dư luận có nhiều ý kiến bất bình xung quanh việc nhà sản xuất sử dụng diễn viên 13 tuổi tham gia bộ phim với một số yếu tố nhạy cảm. Sáng ngày 24/5/2019, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã lên tiếng về việc vi phạm Bộ Luật Lao động và Luật Trẻ em. Xét về khía cạnh đạo đức, thuần phong mỹ tục, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng việc sử dụng trẻ em 13 tuổi tham gia đóng phim với một số hình ảnh nhạy cảm như trong phim là không phù hợp, không được phép – Cũng trong thông cáo của bản Bộ.

Thông cáo cũng truyền đạt ý kiến của Thứ trưởng Tạ Quang Đông, trong đó nêu rõ ý kiến của Thứ trưởng là: “Qua sự việc này, đòi hỏi các nhà sản xuất, đạo diễn vừa phải thực hiện đúng quy định pháp luật, vừa có sự thận trọng, đạo đức nghề nghiệp và sự tinh tế, nếu không, tác phẩm nghệ thuật ấy dù có hay đến mấy thì cũng có thể bị công chúng lên án và tẩy chay”

Sau khi nói rất nhiều về khía cạnh đạo đức, chuyện dư luận lên án khía cạnh thuần phong mỹ tục thì lý do được đưa ra để xử phạt phim “Vợ Ba” là: “Cục Điện ảnh phát hiện bản phim chiếu tại rạp khác với bản phim đã được thẩm định, cấp phép và lưu chiểu”.

Đáng tiếc là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch không đưa ra các chi tiết thể hiện cụ thể chuyện khác của bản phim được duyệt và bản phim đã công chiếu là khác thế nào.

Trong hành luật, điều khiến công luận và đối tượng bị xử phạt phải tâm, phục khẩu phục là phải dựa trên các tình tiết rõ ràng, minh bạch. Điều này vừa thể hiện tính rõ ràng, nhất quán của luật pháp, cũng là thể hiện cái uy vũ của pháp luật, cái công bằng của nhà cầm quyền. Đáng tiếc là các luận điểm được đưa ra hầu hết dựa vào các thang yếu tố đầy cảm tính, mơ hồ như “công chúng lên án”, trái “thuần phong mỹ tục”... Nếu thực sự “thuần phong mỹ tục” là một tiêu chí để đánh giá hành vi là đúng hay trái pháp luật thì rất cần Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đưa ra định nghĩa, khoanh vùng rõ ràng, chi tiết. Không thể để “thuần phong mỹ tục” là một thứ chơi vơi, không biên giới, hạn định như chính khái niệm đó và trở thành một lý do không rõ ràng nhưng có vẻ an toàn cho người ký xử phạt.

Ngoài những băn khoăn trên, công luận đòi hỏi Bộ phải nêu rõ được trách nhiệm của Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện và trách nhiệm của Cục Điện ảnh. Lẽ nào trong suốt quá trình thẩm định phim, lực lượng chức năng không phát hiện ra chuyện diễn viên 13 tuổi đóng cảnh nhạy cảm? Nếu đã phát hiện tại sao không cấm từ đầu? Còn nếu không phát hiện ra thì năng lực của Hội đồng thẩm định phim và Cục Điện ảnh đang ở vị trí nào?

Có một thực tế là sau khi bị xử phạt và cấm chiếu, phim “Vợ Ba” xuất hiện đầy rẫy trên các trang xem phim trực tuyến. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến trường hợp phim “Bụi đời Chợ Lớn”; bị cấm chiếu rồi phát tán trên mạng, phía đoàn làm phim từ chối thừa nhận chủ động phát tán (rất dễ hiểu!) và cũng không thể tìm được ai là người phát tán phim lên mạng internet. Thế là cấm chiếu nhưng vẫn có thể xem.

Chuyện “Vợ Ba” này rồi có thể lại im im và rơi vào quên lãng nhưng dứt khoát Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch cần nghiêm túc nhìn nhận lại giá trị của của việc cầm cân nảy mực mỗi khi ban hành bất kỳ một văn bản xử phạt nào, nếu không, các quyết định ấy sẽ bị rơi vào thế “việt vị”.

Tử Hưng

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn