Xuất khẩu của châu Á sang Nga lao dốc vì chiến tranh Ukraine

Thứ bảy, 23/04/2022 09:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xuất khẩu sang Nga từ một số nền kinh tế châu Á giảm đã đáng kể trong tháng 3, điều này cho thấy rõ tác động của cuộc chiến Ukraine và các lệnh trừng phạt kinh tế sau đó do một số chính phủ châu Á áp đặt.

Xuất khẩu sang Nga từ một số nền kinh tế châu Á giảm đã đáng kể trong tháng 3, điều này cho thấy rõ tác động của cuộc chiến Ukraine và các lệnh trừng phạt kinh tế sau đó do một số chính phủ châu Á áp đặt.

xuat khau cua chau a sang nga lao doc vi chien tranh ukraine hinh 1

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Nga trong tháng 3 giảm 55,6% tính theo đồng USD, đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 8 năm 2020. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Á cho biết nhập khẩu từ Nga tăng trong cùng thời điểm tháng 3, phản ánh giá năng lượng tăng và đối với một số nền kinh tế tiếp tục mối quan hệ kinh tế của họ với quốc gia này.

Xuất khẩu của Nhật Bản sang Nga trong tháng 3 đã giảm 31,5% về giá trị so với một năm trước đó, đánh dấu mức giảm đầu tiên trong năm trong 13 tháng, theo dữ liệu sơ bộ do Bộ Tài chính công bố hôm thứ 4.

Điều này diễn ra khi tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng 14,7% lên 8,46 nghìn tỷ yên (65 tỷ USD), đạt mức cao kỷ lục trong tháng.

Nga chiếm khoảng 1% xuất khẩu của Nhật Bản vào năm 2021, với các mặt hàng chính được giao dịch bao gồm ô tô và phụ tùng ô tô.

Tuy nhiên, cuối tháng 2, Nhật Bản tuyên bố cấm xuất khẩu chất bán dẫn và các sản phẩm công nghệ cao khác sang Nga. Nhiều công ty cũng đã làm chậm lại hoạt động kinh doanh của họ với Nga, với một số nhà máy ở nước này phải tạm dừng.

Các xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở các nền kinh tế châu Á khác. Xuất khẩu của Singapore sang Nga giảm 86,5% trong tháng 3 so với một năm trước đó trong khi tổng xuất khẩu của nước này tăng 13,9% trong tháng, theo dữ liệu công bố hôm thứ 2.

Priyanka Kishore, trưởng bộ phận Kinh tế Ấn Độ và Đông Nam Á tại Oxford Economics, nói với Nikkei Asia rằng: “Tôi nghĩ rằng sự sụt giảm mạnh của Singapore trong thương mại với Nga chủ yếu là do các lệnh trừng phạt kinh tế. Có thể có một số sự chậm trễ trong khâu hậu cần.”

Đầu tháng 3, Singapore đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu một số loại hàng hóa quân sự, điện tử, máy tính và thiết bị viễn, đồng thời yêu cầu các tổ chức tài chính ở thành phố phải đóng băng tài sản của 4 ngân hàng Nga.

Xuất khẩu của Đài Loan sang Nga cũng giảm trong tháng 3, 55,3%, sau khi tăng trong 14 tháng liên tiếp. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Nga trong tháng 3 giảm 55,6% tính theo đồng USD, đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 8 năm 2020.

Giống như Nhật Bản và Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, bao gồm cả việc kìm hãm nguồn cung cấp chất bán dẫn cho Nga.

Tất cả các biện pháp trừng phạt trên đều được cho là sẽ gây hại cho nền kinh tế Nga. Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất được công bố hôm thứ 3 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Nga xuống âm 8,5%, so với mức 2,8% trước đó.

Trong khi đó, Việt Nam, một trong số ít quốc gia châu Á có thỏa thuận thương mại với Moscow, đã báo cáo xuất khẩu sang nước này giảm 83,9% trong tháng 3 do khó vận chuyển cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Xuất khẩu sang Nga của Indonesia đã giảm hơn một nửa trong tháng 3, xuống còn 67,5 triệu USD từ 155,6 triệu USD của tháng trước. Cơ quan thống kê của nước này cho biết đây là mức giảm mạnh nhất trong tháng trước trong số các điểm đến xuất khẩu của Indonesia.

Tuy nhiên, số liệu thống kê thương mại mới nhất cho thấy nhiều nền kinh tế châu Á trong tháng 3 đã tăng nhập khẩu từ Nga. Nhập khẩu của Nhật Bản từ Nga tăng 89,6% trong năm, trong khi của Hàn Quốc tăng 43,6% và của Đài Loan tăng 9,1%.

Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia châu Á đã hợp tác trong việc trừng phạt Nga nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của nước này. Về phần Trung Quốc, quốc gia này luôn giữ thái độ trung lập đối với Moscow, và cũng tiếp tục mua năng lượng của Nga. Nga đã chuyển số thặng dư năng lượng của mình sang các khách hàng châu Á với giá giảm để đối phó với sự thoái lui của các công ty khai thác dầu mỏ phương Tây.

Ông Kishore nói rằng: “Không phải tất cả các quốc gia đều rời xa Nga”, và nói thêm rằng Ấn Độ và Trung Quốc là những ví dụ điển hình cho điều này và Indonesia cũng đang cân nhắc mua thêm dầu của Nga.

Kishore chia sẻ thêm: “Nhìn chung, ngoài Singapore và Nhật Bản, ít nền kinh tế châu Á cho thấy họ sẽ làm suy yếu mối quan hệ kinh tế với Nga. Và ngay cả Hàn Quốc và Đài Loan, những người ủng hộ các lệnh trừng phạt chống lại Nga, cũng báo cáo rằng nhập khẩu của họ từ Nga vào tháng trước đã tăng lên.”

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

(CLO) Nhằm hưởng ứng lễ chào mừng 65 năm ngày thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ngày 24 - 26/4/2024, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

(CLO) Các nhà quản lý danh mục đầu tư đã đặt cược rằng giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu sẽ tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi khối hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp