Xung đột Ukraine ảnh hưởng đến khoa học Nga do phương Tây rút vốn

Thứ hai, 11/04/2022 18:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc đình chỉ hợp tác và rút vốn đã khiến các dự án nghiên cứu khoa học của Nga, từ Bắc Cực cho đến vũ trụ, đều đang bị đóng băng.

Mỗi năm, hàng chục nhà khoa học quốc tế đã đến Trạm Khoa học Đông Bắc của Nga trên sông Kolyma ở Siberia để nghiên cứu sự thay đổi khí hậu trong môi trường Bắc Cực. Tuy nhiên, điều đó sẽ không diễn ra vào năm nay.

xung dot ukraine anh huong den khoa hoc nga do phuong tay rut von hinh 1

Một nhà khoa học Nga kiểm tra các nghiên cứu của mình dưới lòng đất. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Viện Hóa sinh Max Planck của Đức đã đóng băng nguồn kinh phí được sử dụng để trả lương cho nhân viên tại trạm nghiên cứu và duy trì các công cụ đo lường mức độ biến đổi khí hậu làm tan băng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và bao nhiêu khí mê-tan bị phát tán.

Ông Peter Hergersberg, người phát ngôn của Hiệp hội Max Planck, cho biết việc đóng băng tài trợ có thể sẽ dẫn đến việc gián đoạn các phép đo liên tục tại trạm từ năm 2013, làm ảnh hưởng đến sự hiểu biết của các nhà khoa học về xu hướng trái đất ấm lên. “Các đồng nghiệp người Nga tại Trạm Khoa học Đông Bắc đang cố gắng giữ cho trạm hoạt động”, ông Hergersberg nói. 

Nhiều nhà khoa học bày tỏ lo ngại về tương lai của các dự án sau khi hàng chục triệu USD tài trợ của phương Tây cho khoa học Nga đã bị đình chỉ do các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Moscow.

Các nhà khoa học cho biết, hàng trăm quan hệ đối tác giữa các tổ chức của Nga và phương Tây cũng đã bị tạm dừng, nếu không muốn nói là bị hủy bỏ hoàn toàn, vì cuộc xung đột ở Ukraine. Nhiều kênh liên lạc bị đóng cửa và các chuyến đi nghiên cứu đã bị hoãn vô thời hạn.

Các dự án bị ảnh hưởng bao gồm việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu công nghệ cao ở Nga, chẳng hạn như một máy va chạm ion và một lò phản ứng neutron mà châu Âu đã cam kết hỗ trợ 25 triệu euro.

Một khoản đóng góp khác trị giá 15 triệu euro cho việc thiết kế các vật liệu carbon thấp và công nghệ pin cần thiết trong quá trình chuyển đổi năng lượng để chống lại biến đổi khí hậu cũng đã bị đóng băng.

Khi Liên Xô tan rã, chi tiêu của Nga cho khoa học giảm mạnh, và hàng nghìn nhà khoa học đã chuyển ra nước ngoài hoặc từ bỏ hoàn toàn các lĩnh vực của họ.

Nhà khoa học Vladimir Romanovksy, người đã chuyển công trình của mình đến Mỹ vào những năm 1990 cho biết: “Chúng tôi cảm thấy công việc của mình không được đánh giá cao với tư cách là nhà khoa học. Thực tế chúng tôi không có kinh phí, đặc biệt là cho công việc thực địa".

Nguồn tài trợ của Nga kể từ đó đã được cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với phương Tây. Năm 2019, Nga chi 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển, tương đương khoảng 39 tỷ USD, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Phần lớn số tiền đó đã được chi cho các lĩnh vực khoa học vật lý, chẳng hạn như công nghệ vũ trụ và năng lượng hạt nhân. Để so sánh, Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ chi tiêu khoảng 3% GDP cho khoa học. Đối với Mỹ, con số đó lên tới 612 tỷ USD năm 2019.

Tuy nhiên, nền khoa học Nga đã được thúc đẩy nhờ quan hệ đối tác trong các dự án với các nhà khoa học ở nước ngoài. Ví dụ, Nga và Mỹ đã phóng Trạm Vũ trụ Quốc tế vào năm 1998.

Người đứng đầu cơ quan vũ trụ của Nga, Roscosmos, trong tháng này cho biết họ sẽ đình chỉ việc tham gia vào trạm vũ trụ cho đến khi các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine được dỡ bỏ.

Các nhà khoa học Nga cũng đã giúp chế tạo Máy va chạm Hadron Lớn, máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới, tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu ở Thụy Sĩ. Vào năm 2012, máy va chạm đã thực hiện khám phá đột phá về hạt boson Higgs khó nắm bắt, mà cho đến lúc đó mới chỉ là lý thuyết.

Riêng Đức đã tài trợ khoảng 110 triệu euro cho hơn 300 dự án Đức-Nga trong 3 năm qua. Thêm 12,6 triệu euro tài trợ của EU đã được trao cho các tổ chức của Nga trong18 dự án khác tập trung vào nhiều khía cạnh, từ giám sát khí hậu Bắc Cực đến các bệnh truyền nhiễm ở động vật.

Quốc Thiên (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Israel đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường và tấn công Rafah

Israel đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường và tấn công Rafah

(CLO) Israel tuần này đã thông báo cho Mỹ về kế hoạch sơ tán dân thường Palestine trước một chiến dịch tiến quân sắp tới vào thành phố Rafah phía nam Gaza nhằm tiêu diệt tận gốc Hamas.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc cáo buộc Israel cản trở viện trợ tiếp cận Gaza khi nạn đói diễn ra

Liên hợp quốc cáo buộc Israel cản trở viện trợ tiếp cận Gaza khi nạn đói diễn ra

(CLO) Một quan chức hàng đầu của Liên hợp quốc hôm Chủ nhật đã cáo buộc Israel tiếp tục từ chối quyền tiếp cận nhân đạo ở Dải Gaza, nơi một "nạn đói toàn diện" đã xảy ra ở phía bắc vùng đất có 2,3 triệu người này.

Thế giới 24h
Israel và Hezbollah tấn công 'ăn miếng trả miếng', nhiều dân thường thiệt mạng

Israel và Hezbollah tấn công 'ăn miếng trả miếng', nhiều dân thường thiệt mạng

(CLO) Một cuộc không kích của Israel đã giết chết 4 thành viên trong ngôi nhà ở một ngôi làng biên giới miền nam Lebanon hôm Chủ nhật.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm châu Âu lần đầu sau 5 năm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm châu Âu lần đầu sau 5 năm

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu chuyến công du ba nước châu Âu vào Chủ nhật (5/5), nhằm cải thiện quan hệ giữa hai bên trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu đang gia tăng.

Thế giới 24h
Cảnh sát Israel đột kích đài truyền hình Al Jazeera sau lệnh đóng cửa

Cảnh sát Israel đột kích đài truyền hình Al Jazeera sau lệnh đóng cửa

(CLO) Cảnh sát Israel đã đột kích văn phòng của Al Jazeera ở Jerusalem sau khi chính quyền nước này quyết định đóng cửa các hoạt động tại địa phương của đài truyền hình thuộc sở hữu của Qatar này vào Chủ nhật (5/5).

Thế giới 24h