Hệ lụy từ cuộc xung đột Nga - Ukraine qua những bức ảnh

Chủ nhật, 10/04/2022 18:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine đang được cảm nhận trên toàn cầu. Giá thực phẩm và nhiên liệu đang tăng ở khắp mọi nơi, thậm chí dẫn đến cả việc một số quốc gia đã xảy ra bạo loạn.

Dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu cho thấy gần như mọi quốc gia trên thế giới đều chịu tác động nặng nề từ cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine:

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 1

Người tiêu dùng Đức đang cảm thấy ngột ngạt bởi chi phí sinh hoạt tăng cao. Hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngay cả một quốc gia có phúc lợi xã hội cao như Đức. Vào tháng 3, tỷ lệ lạm phát của Đức đạt mức cao nhất kể từ năm 1981. Chính vì vậy, dù Đức muốn nhanh chóng tiến hành lệnh cấm vận đối với than đá của Nga, nhưng họ vẫn đang tranh cãi về việc có nên cấm nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga hay không.

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 2

Ô tô xếp hàng dài tại các trạm xăng ở thủ đô Nairobi, Kenya. Dù ở cách xa nửa vòng trái đất, song người dân ở quốc gia châu Phi này vẫn cảm nhận được các rung chuyển từ cuộc chiến ở Ukraine. Nhiên liệu đắt đỏ và thiếu hụt - chưa kể đến khủng hoảng lương thực. Tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại sứ Liên hợp quốc tại Kenya Martin Kimani bày tỏ quan ngại, so sánh tình hình ở Ukraine với những gì đã diễn ra ở châu Phi sau khi thời kỳ thuộc địa kết thúc.

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 3

Nga là nước sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới. Do lệnh cấm xuất khẩu của Nga, giá bánh mì hiện đang tăng ở nhiều nơi - kể cả ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các lệnh trừng phạt quốc tế đang phá vỡ chuỗi cung ứng. Ukraine cũng là một trong năm nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, nhưng cuộc chiến với Nga có nghĩa là nước này không thể vận chuyển nguồn cung từ các cảng của mình trên Biển Đen.

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 4

Một công nhân Iraq bốc xếp bột mì tại chợ Jamila, khu chợ bán buôn nổi tiếng ở thủ đô Baghdad. Giá lúa mì đã tăng chóng mặt ở Iraq kể từ khi Nga tấn công Ukraine, do hai nước này chiếm ít nhất 30% thương mại lúa mì của thế giới. Iraq cho đến nay vẫn giữ thái độ trung lập, nhưng chính phủ nước này đã bắt đầu thiếu sự kiên nhẫn với cuộc xung đột tại Ukraine, dù họ cũng là một quốc gia thường xuyên xảy ra xung đột quân sự gần đây.

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 5

Những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát ở thủ đô Lima của Peru. Họ đang phản đối việc tăng giá lương thực, bên cạnh những thứ khác. Cuộc khủng hoảng đã trở nên trầm trọng hơn do cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống Peru Pedro Castillo tạm thời áp đặt lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp, nhưng khi các lệnh này được dỡ bỏ, các cuộc biểu tình lại tiếp tục!

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 6

Ở Sri Lanka cũng vậy, người dân đã xuống đường bày tỏ sự tức giận. Vài ngày trước, một số người thậm chí đã cố gắng xông vào tư dinh của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Các cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao, tình trạng thiếu nhiên liệu và cắt điện đã khiến tổng thống phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời đề nghị Ấn Độ và Trung Quốc giúp đỡ để mua sắm các vật phẩm mà đất nước ông cần.

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 7

Thậm chí đã có cả những cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá thực phẩm và năng lượng ở một quốc gia khá ổn định và sung túc của châu Âu, cụ thể là Scotland. Trên khắp nước, các tổ chức công đoàn đã và đang tổ chức các cuộc biểu tình để phản đối việc chi phí sinh hoạt tăng cao. Brexit đã khiến giá cả trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống tăng lên tại quốc gia này, và cuộc chiến ở Ukraine càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 8

Con cá này bao nhiêu? Nhiều người Anh đã phải hỏi câu đó trong những tuần gần đây. Họ có lý do để lo lắng về món ăn truyền thống và yêu thích của mình. Khoảng 380 triệu phần cá và khoai tây chiên được ăn ở Anh mỗi năm. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cứng rắn hiện nay đồng nghĩa với việc giá cá trắng, dầu ăn và năng lượng của Nga đều tăng. Vào tháng 2 năm 2022, tỷ lệ lạm phát của Anh cao hơn tới 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

he luy tu cuoc xung dot nga  ukraine qua nhung buc anh hinh 9

Một thương nhân ở Ibafo, Nigeria, gói bột mì để bán lại. Nigeria từ lâu đã muốn giảm sự phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu và nỗ lực để làm cho nền kinh tế của mình trở nên năng động hơn trong các lĩnh vực khác. Liệu cuộc chiến ở Ukraine có thể mang lại cơ hội nào cho họ? Aliko Dangot, người giàu nhất Nigeria, gần đây đã khai trương nhà máy phân bón lớn nhất nước và hy vọng sẽ có nhiều người mua.

Hoàng Anh (theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h