Bài cuối: Cần tập trung nguồn lực bồi dưỡng giáo viên để tạo đòn bẩy cho đổi mới!

Thứ tư, 12/10/2022 11:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia cho rằng đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở nước ta hiện nay cần phải chú trọng hơn nữa đầu tư bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên.

Bài liên quan

Vẫn còn những tiếng thở dài

Hiện nay, việc dạy học theo chương trình phổ thông 2018 đã được áp dụng ở lớp 1, 2, 3 lớp 6, 7 và lớp 10. Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đó là vai trò của giáo viên.

Trong Báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) gửi Quốc hội cho thấy việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện thông qua Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP).

bai cuoi can tap trung nguon luc boi duong giao vien de tao don bay cho doi moi hinh 1

Nhiều chuyên gia cho rằng trong đổi mới chương trình và sách giáo khoa lần này cần quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của giáo viên.

Hiện nay có gần 30.000 giáo viên cốt cán (01 giáo viên cốt cán/trường) và hơn 4.000 hiệu trưởng cốt cán (khoảng 07 trường có 01 hiệu trưởng cốt cán) được bồi dưỡng về các nội dung như hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; Phương pháp dạy học, giáo dục; kiểm tra, đánh giá; xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục; tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học, giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng công nghệ trong dạy học, giáo dục…

Việc triển khai bồi dưỡng đại trà cũng được thực hiện thường xuyên, liên tục, tại chỗ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Kết quả bồi dưỡng đã đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận thì vẫn còn đó nhiều tiếng thở dài lo lắng của giáo viên khi trực tiếp dạy học. Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, cô Thiều Trang (ở Thanh Hóa) tâm sự: “Rất 'xoắn não' với đổi mới lần này. Nào là nhiều loại sách, nhiều môn tích hợp vào một quyển rồi giáo viên lại tự tách ra dạy. Hiện có những thuật ngữ mới, khó hiểu, sách viết học sinh đọc không hiểu đầu đuôi, đồ dùng dạy học không có, đồ dùng cũ thì không phù hợp”.

Cùng chung sự lo lắng, thầy Nguyễn Xuân ở Hà Tĩnh cho rằng, hiện thầy dạy tích hợp lớp 7, hai năm tới sẽ dạy tích hợp cho lớp 8, 9. Bản thân chưa được tham gia đào tạo chứng chỉ tích hợp nên rất lo lắng sẽ không thể đủ kiến thức lồng ghép các phân môn còn lại trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên khi dạy học. Do vậy, bên cạnh tự học, tự trau dồi, thầy Xuân mong muốn sớm có lớp đào tạo, thời gian và hình thức học hợp lý để giáo viên được đi bồi dưỡng càng sớm càng tốt, tránh tình trạng vừa dạy vừa "mò", khó đạt mục tiêu yêu cầu của chương trình mới.

Tập trung nguồn lực cho giáo viên

Để nâng cao chất lượng trong công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa lần này, các chuyên gia người Việt Nam hiện đang công tác tại nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cho rằng Việt Nam cần tập trung nguồn lực để đào tạo giáo viên.

Chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền (hiện là thành viên Ban kiểm duyệt tạp chí nghiên cứu quốc tế  International Journal of Training Research, London; thành viên hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế ( NAFSA); thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia) cho rằng, bất kỳ một công cuộc đổi mới nào đều cần phải có một thời gian cho sự chuẩn bị về nguồn lực, vật lực và thực lực trước khi triển khai thực thi nó.

“Yếu tố quan trọng và quyết định nhất chính là đội ngũ thực thi công cuộc cải cách. Họ cần phải có đủ trình độ chuyên môn, đủ tâm huyết, đủ năng lực và phải nhận thức được trọng trách và sứ mệnh lịch sử mà mình đang gánh vác. Nếu không họ không khác gì thầy mù xem voi”. 

Cũng chung suy nghĩ, Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Minh Hồng hiện công tác tại Đại học Thành phố Birmingham, Anh Quốc; Giám đốc Mạng lưới Giáo dục AVSE Global cho biết về trải nghiệm giáo dục của bà tại Anh quốc, bà cho rằng, giáo dục là việc trồng người trăm năm. Tương lai của thế hệ sau chúng ta có thể sẽ rất phức tạp, nhiều bất định và thay đổi vô cùng nhanh.

Vì vậy sách giáo khoa và các nhà giáo dục nên tập trung vào phát triển các giá trị cốt lõi và các kỹ năng học tập suốt đời giúp công dân thay đổi, thích ứng linh hoạt và chủ động với sự thay đổi của môi trường và xã hội chung quanh.

“Tôi tin Việt Nam sẽ thịnh vượng bền vững khi đào tạo được các thế hệ công dân toàn cầu nhưng hành động tại chỗ có trách nhiệm. Do đó về vấn đề này, quan điểm của tôi luôn là: đầu tư mọi nguồn lực vào đào tạo và phát triển giáo viên”.

Bình luận về những góp ý của các chuyên gia người Việt ở nước ngoài trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo - nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo (nay là Học viện Quản lý Giáo dục) đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến tập trung bồi dưỡng giáo viên.

Bởi theo quan điểm của ông trong bất kỳ nền giáo dục của đất nước nào cũng nhấn mạnh đến vai trò người thầy là nhân tố đầu tiên.

Từ xưa đến nay, trong văn hóa Việt Nam cũng nhấn mạnh yếu tố “vi sư bất thành”.

Theo ông Đặng Quốc Bảo còn cho rằng, đổi mới thì cần quan tâm cả thầy và trò. Như Bác Hồ từ nhấn mạnh: “Trò phải ham học, thầy phải ham dạy”.

Theo vị này, trong bối cảnh hiện nay đổi mới giáo dục cần trang bị cho học sinh 4 năng lực mà nhiều học giả thế giới đã đề cập đó là (năng lực phản biện, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo).

Như vậy có thể thấy công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay đang nhận được sự quan tâm theo dõi và trăn trở của nhiều chuyên gia người Việt trong và ngoài nước. Khách quan đánh giá thì đổi mới đang tạo ra động lực mới để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục tuy nhiên vẫn còn đó nhiều vấn đề cần thay đổi để giáo dục nước nhà có thể tiệm cận được với các nền giáo dục tiến bộ trên thế giới.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Đổi mới phiếu thi trắc nghiệm kỳ thi THPT: Nâng cao tính phân biệt hay tạo áp lực cho học sinh?

Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) luôn là một dấu mốc quan trọng trong hành trình học tập của mỗi học sinh Việt Nam. Kỳ thi này không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt 12 năm học phổ thông mà còn là “cánh cửa” mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển tiếp theo.

Giáo dục
Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

Hà Nam: 75 thí sinh tham gia Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024

(CLO) Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam tổ chức Hội thi Tin học trẻ tỉnh Hà Nam năm 2024.

Giáo dục
Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

Công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2023

(CLO) Thí sinh tra cứu danh mục phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để phục vụ cho việc đăng ký nguyện vọng đại học.

Giáo dục
Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

Thành phố Thái Bình: Hơn 1.200 học sinh được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bạo lực học đường

(CLO) Sáng ngày 6/5, Đội Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Thái Bình phối hợp với Trường THCS Tây Sơn, phường Quang Trung tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá điện tử cho học sinh.

Giáo dục
Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thi tốt nghiệp

(CLO) Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được phân công làm Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Hà Nội.

Giáo dục