Bảo tồn di sản: Ứng xử sao cho phải?

Thứ bảy, 04/04/2015 00:01 AM - 0 Trả lời

Bảo tồn di sản: Ứng xử sao cho phải?



Hát xoan Phú Thọ

Với 6 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh, Việt Nam đang tiếp tục xây dựng danh sách 12 di sản văn hóa phi vật thể dự kiến lập hồ sơ trình UNESCO giai đoạn 2012-2020. Có được danh hiệu là điều tốt và chứng tỏ người Việt có đời sống văn hóa phong phú. Song, thêm danh không có nghĩa công tác bảo tồn di sản đã làm tốt. Thế nên nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam vẫn canh cánh một nỗi lo về việc chúng ta đã và đang tiếp nhận, ứng xử như thế nào với những giá trị văn hóa từ quá khứ, về những mặt trái của danh hiệu.

Di sản biến tướng…

Thực tế, các di sản nằm rải rác ở các địa phương bị tận dụng để khai thác kinh tế, du lịch… phần lớn không được ứng xử như một di sản cần bảo vệ. Đơn cử như hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh ở Hội Lim vừa mới diễn ra với việc xác lập kỷ lục quốc gia cho hơn 3.000 liền anh liền chị mặc trang phục áo the khăn đóng, mớ ba mớ bảy hát Quan họ. Có chuyên gia nghiên cứu về âm nhạc dân gian đánh giá, cách bảo tồn như vậy là hoàn toàn sai lầm, vì sẽ đẩy hát Quan họ vào xu hướng bị sân khấu hóa, tập thể hóa khiến nó không còn mang tính nghệ thuật. Hơn nữa, bảo tồn Dân ca Quan họ là bảo tồn những giá trị tinh túy chứ không thể để tồn tại hình ảnh phản cảm các liền anh liền chị “nhí” vừa hát vừa ngả nón xin tiền quan khách…

Trong khi đó, kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở nhiều quốc gia trên thế giới là, khi cộng đồng nào có sáng kiến được đánh giá tốt thì họ sẽ bàn bạc với nhà quản lý, nhà khoa học để cùng nhau đưa ra một giải pháp thống nhất tối ưu rồi mới bắt tay vào thực hiện. UNESCO cũng rất khuyến khích và sẵn sàng nếu các quốc gia có di sản muốn tham vấn ý kiến UNESCO. Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, các nhà quản lý đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các địa phương có di sản cần phải có sự tham khảo nhất định về kịch bản, hình thức, cách thức tổ chức khi muốn có những sáng kiến nhằm mục đích tôn vinh giá trị của di sản.
Song, thực tế không chỉ có di sản hát Dân ca Quan họ mới trong tình cảnh đáng lo ngại như vậy mà di sản Cồng chiêng Tây Nguyên hay Nhã nhạc Cung đình Huế cũng đang vấp phải lối ứng xử kiểu “cưỡng bức thô bạo” tương tự.

Bảo tồn di sản phi vật thể: Cách nào hiệu quả?

Với những đặc thù riêng, các di sản văn hóa phi vật thể cần một cách thức bảo tồn riêng trong đó cần sự chủ động của các đơn vị chuyên môn cũng như các địa phương có di sản. Cho đến nay, Việt Nam đã có 6 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, hội Gióng, ca trù, quan họ và hát Xoan ở cả 2 danh hiệu di sản đại diện nhân loại và danh sách cần bảo vệ khẩn cấp.

Năm nay, dự kiến UNESCO sẽ xem xét 2 hồ sơ Đờn ca tài tử Nam bộ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Danh hiệu là cao quý, nhưng điều quan trọng là tìm ra cách thức bảo tồn và phát huy sức sống của di sản thực sự hiệu quả thay vì các hoạt động bề nổi, đôi khi có thể làm méo mó di sản. Bên cạnh một số hiện tượng sân khấu hoá di sản, biến tướng sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, ở một khía cạnh khác, hoạt động bảo tồn di sản phi vật thể đang được một số địa phương và cơ quan văn hoá tìm ra những hướng đi mới, bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực theo đúng tiêu chí bảo tồn của UNESCO.

Tại Viện âm nhạc Việt Nam, lần đầu tiên một lớp tập huấn di sản Tây Nguyên do chính các nghệ nhân từ Gia Lai ra truyền dạy những bài bản cồng chiêng cho các cán bộ của Viện được tổ chức. Mô hình này tuy quy mô nhỏ, thời gian ngắn, song lại cho thấy hiệu quả rõ rệt khi chỉ với 2 nghệ nhân và 10 học viên, 5 bài bản cồng chiêng phổ biến nhất đã được tiếp thu để có thể biểu diễn phục vụ du khách. Khi môi trường diễn xướng cồng chiêng (nói riêng) và các loại hình di sản phi vật thểngày càng bị thu hẹp và biến đổi, thì những mô hình đào tạo truyền dạy trực quan này có thể xem là một hướng đi mới cho vấn đề bảo tồn di sản.

Làm gì để di sản đem lại lợi ích?

Năm 2012 được coi là Năm du lịch Di sản. Xác định điều này, có thể thấy, ngành văn hóa đã khai thác lợi thế di sản nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Thế nhưng không phải cứ có di sản là đưa du lịch vào được. Khách tham quan có thể thưởng thức Nhã nhạc trên thuyền rồng ở sông Hương nhưng lại từ chối nghe Ca trù ở giữa thành phố Hồ Chí Minh. Bởi thế, ông PGĐ Sở VHTTDL thành phố này đã phải thốt lên: “Ở đâu có thể phục hồi, bảo tồn được Ca trù, chứ ở TP. Hồ Chí Minh thì khó”. Tương tự như vậy, đối với di sản Hội Gióng, ngay khi được công nhận Di sản, người ta đã nghĩ đến việc tổ chức lễ hội để thu hút khách du lịch. Song các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng: các nhà quản lý và Nhà nước càng ít tác động càng tốt và không thể đưa du lịch vào Hội Gióng.

Vẫn biết, không có đáp án chung nào cho bài toán bảo tồn di sản cũng như kinh nghiệm thành công của nước này không thể áp dụng cho nước khác. Tuỳ từng loại hình với những đặc điểm riêng biệt sẽ có những cách bảo tồn, phát triển riêng. Đối với các di sản vật thể hiện hữu: Hoàng thành Thăng Long, nhóm tháp Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Thành Nhà Hồ... bảo tồn có nghĩa là phải để nó tồn tại đúng như đã được vinh danh. Không những thế, phải để nó sống cùng với cộng đồng, phục vụ cộng đồng, tuyên truyền để cộng đồng thấy được giá trị đích thực của nó từ đó có những hành động thiết thực, chung tay gìn giữ và phát triển...

Đối với các loại hình nghệ thuật được xếp hạng di sản phi vật thể của nhân loại như Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hát Xoan… khi được UNESCO công nhận ngoài ý nghĩa tôn vinh còn ngầm cảnh báo về nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Vì thế muốn bảo tồn trước hết chúng ta phải chăm lo cho những nghệ nhân - báu vật nhân văn sống- người lưu giữ và sẽ truyền dạy, phát triển di sản cho các thế hệ sau. Nếu không họ ra đi cũng có nghĩa là di sản bị thất truyền. Không chỉ có các nghệ nhân mà những người theo học, làm nhiệm vụ duy trì và phát triển di sản cũng phải có môi trường tốt để tồn tại và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề.

Câu chuyện về một ngôi làng ở Thụy Sỹ đã phải làm những bãi phân ngựa bằng nhựa để ở đường nhằm nhắc nhở về một thời văn hóa của họ được hình thành và phát triển không phải là từ xe hơi mà là những con ngựa. Thiết nghĩ, đó cũng là bài học đừng để di sản biến mất rồi phục dựng.

N.Huy

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn