Bộ trưởng Bộ Công Thương: “EVN không còn là đơn vị duy nhất mua bán điện”

Thứ ba, 09/11/2021 18:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước phản ánh thị trường điện thiếu cạnh tranh, ông Nguyễn Hồng Diên cho biết, đến nay EVN không còn là đơn vị duy nhất mua bán điện mà có thêm 5 Tổng công ty điện lực trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường. 

Trong phiên thảo luận Quốc hội vào chiều 9/11, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đại dịch Covid 19, nhưng 10 tháng qua, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng 3,3%, cao hơn mức 2,7% của cùng kỳ năm trước).

Đây chính là động lực chính góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế; Xuất khẩu tiếp tục đạt mức xuất siêu, là điểm sáng với mức tăng rất cao; nhập khẩu từng bước giảm, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. 

Tuy nhiên, ngành Công Thương thời gian qua vẫn còn những tồn tại chủ yếu liên quan đến lĩnh vực điện năng và vấn đề bình ổn thị trường phân bón và vật tư nông nghiệp.

Thị trường bán buôn điện đang thiếu cạnh tranh?

Liên quan tới lĩnh vực điện năng, ông Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã chú trọng xây dựng thị trường phát điện và thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

bo truong bo cong thuong evn khong con la don vi duy nhat mua ban dien hinh 1

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Ông Diên cho biết, thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng đã được vận hành từ đầu năm 2019, và đến nay EVN không còn là đơn vị duy nhất mua bán điện mà có thêm 5 Tổng công ty điện lực trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường. 

Bộ đang tích cực phối hợp các cơ quan hữu quan xây dựng Đề án trình TTCP chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện hạch toán độc lập trong EVN theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh: Bộ đang khẩn trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Trong đó việc triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện chính là bước đầu tiên trong thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở nước ta. 

Hiện nay, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện cơ chế này từ nay đến năm 2025. Đồng thời, đã trình Chính phủ và Quốc hội cho sửa 1 điều của Luật Điện lực để tư nhân có thể được đầu tư vào phân khúc truyền tải điện.

Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ cơ chế điều hành thực hiện các dự án điện, nhằm siết lại kỷ cương trong tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển điện ở nước ta;... Sau khi được chấp thuận, Bộ sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc.

Đề xuất gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT cho các dự án điện gió là không hợp lý

Liên quan tới việc đề xuất gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT cho các dự án điện gió, ông Nguyễn Hồng Diên cho rằng, hiện nay các địa phương và chủ đầu tư đang gặp khó do dự án chậm tiến độ.

Tuy nhiên, Giá FIT là cơ chế giá hỗ trợ của nhà nước, chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực cần đầu tư. 

Việc kéo dài thời gian hưởng chính sách giá FIT là không hợp lý bởi, nó không đúng với bản chất có thời hạn của chính sách hỗ trợ, gây bất bình đẳng với các dự án khác cùng cơ chế nhưng đã thực hiện đúng tiến độ. 

Hiện nay giá đầu vào của các vật tư, nguyên liệu, thiết bị trong lĩnh vực điện gió giảm hơn so với thời điểm ban hành chính sách hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Nếu kéo dài thời gian hưởng chính sách này, có thể sẽ xảy ra hậu quả về pháp lý, gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nước và các đối tượng sử dụng điện.

Ngoài ra, trong quá trình lấy ý kiến về nội dung trên Bộ Công THương không nhận được sự thống nhất của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan.

Hiện nay, Bộ đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quy định về phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời theo Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó điểm cốt yếu là Cơ chế đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư và xác định giá điện. 

Theo đó, các nhà đầu tư sẽ đàm phán giá với EVN trong khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành. Các dự án dở dang sẽ được xem xét giải quyết trong điều khoản chuyển tiếp của Dự thảo Quyết định nêu trên. 

Đồng thời, Bộ cũng đang khẩn trương xây dựng Khung giá cho điện gió, điện mặt trời làm căn cứ cho nhà đầu tư đàm phán với EVN trong thời gian tới.

Đề xuất giảm thuế để bình ổn thị trường phân bón, vật tư nông nghiệp

Liên quan tới thị trường phân bón, vật tư nông nghiệp, ông Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Đây là lĩnh vực luôn được Bộ Công Thương chú trọng chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để  kịp thời đề xuất, áp dụng nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất có lãi, qua đó nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn. 

Tuy nhiên, thời gian qua, giá phân bón, vật tư nông nghiệp vẫn tăng cao là do giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu nhập khẩu) và chi phí vận tải, logistics do giãn cách xã hội tăng cao.

Bên cạnh đó, mặt hàng phân bón không thuộc danh mục chịu thuế VAT nên các nguyên, vật liệu đầu vào không được khấu trừ thuế cũng đã làm tăng giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng phân bón của thế giới tăng cao do đứt gẫy chuỗi cung ứng.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp như đã làm thời gian qua, đồng thời tiếp tục phối hợp tốt hơn với các Bộ, ngành, địa phương để có các giải pháp hiệu quả hơn.

Trong đó có việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm; đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế VAT giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp