Các chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ thay đổi ra sao sau bầu cử

Thứ tư, 30/09/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù ai có chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới, những ràng buộc đối với chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ vẫn tồn tại. Trung Quốc vẫn là đối thủ chính, EU vẫn tiếp tục chia rẽ và thế giới trở nên ngày càng đa dạng và phi tập trung.

Ảnh: EA

Ảnh: EA

Bài liên quan

Dấu ấn ngoại giao của Trump

Tuy nhiên, Trump đang cố gắng đặt trọng tâm chính trong chiến dịch tranh cử của mình vào những thành công trong chính sách đối ngoại. Cách đây ít lâu, một buổi lễ  ký kết các nghị định thư về bình thường hóa quan hệ giữa Israel với UAE và Bahrain được tổ chức tại Nhà Trắng.

Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và hiện đang khuyến khích các đồng minh chuyển đại sứ quán của họ đến thành phố đó.

Tại Nhà Trắng, một bản ghi nhớ đã được ký kết nhằm giải quyết một số bất đồng giữa Serbia và Kosovo. Ông cũng tuyên bố một kỷ nguyên chính trị mới tại Trung Đông.

Ông cũng trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên trong gần 30 năm không bắt đầu một cuộc chiến mới tại Trung Đông.

Đồng thời, Trump đang gia tăng sức ép đối với Trung Quốc thông qua các cuộc chiến tranh thương mại. Thông qua một loạt các vụ khiêu khích và âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị, ông đã gia tăng sức ép đối với Iran.

Dấu ấn trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump tại Trung Đông là sự kết hợp giữa áp lực quân sự-chính trị và các cuộc tấn công tên lửa cục bộ nhằm vào các mục tiêu.

Mục tiêu của đảng Dân chủ

Chiến dịch tranh cử năm 2020 của Mỹ đang diễn ra trong bối cảnh quốc gia đang khủng hoảng. Cả hai bên đều cáo buộc rằng đang có sự can thiệp từ bên ngoài vào nội bộ nước Mỹ.

Đảng Dân chủ, với sự hậu thuẫn của FBI, cáo buộc rằng tin tặc Nga đã đăng dữ liệu của các cử tri đã đăng ký ở một số bang lên mạng.

Trong một bài phát biểu của mình, Biden nói rằng Nga là kẻ thù của Mỹ, trong khi Trung Quốc chỉ là một đối thủ cạnh tranh, dù là một đối thủ nghiêm trọng. 

Đáp lại, đảng Cộng hòa và nhóm tranh cử của Donald Trump đã ghi nhận những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống lần này.

Quan hệ với Nga cũng luôn bấp bênh, dù điều này không quá được chú ý tới trong thời gian qua khi Trump đang tập trung mũi dùi về phía Trung Quốc.

Các chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử không quá rõ ràng, đặc biệt là về các vấn đề quan hệ với Nga.

Người ta đã nghe thấy những lời kêu gọi gia hạn Hiệp ước START mới, nhưng đồng thời đảng này cũng nói về việc phải kiềm chế ảnh hưởng của Nga ở châu Âu.

Biden cũng đang ra dấu rằng ông sẵn sàng đi ngược lại chính sách cứng rắn với Trung Quốc và Iran của Trump. Tuy nhiên, kể cả khi đắc cử, ông cũng không thể đảo ngược quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà Trump đã đưa ra.

Nếu đắc cử, có thể ông sẽ tìm cách tận dụng thành tích của Trump và mong đợi sự nhượng bộ từ Trung Quốc và Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất.

Lợi ích của Nga sau cuộc bầu cử

Trong trường hợp Trump chiến thắng, rất có thể chúng ta sẽ thấy việc bảo toàn chiến lược hiện tại.

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ, được thông qua dưới thời Tổng thống Trump, Nga được xác định là một trong những đối thủ chính của Mỹ.  Mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhà lãnh đạo của đất nước không đóng vai trò quyết định trong vấn đề này. Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào tính thuyết phục của chiến thắng của Trump.

Nếu chiến thắng của Trump có phần gây tranh cãi như năm 2016, thế cục bế tắc sẽ tiếp diễn. Các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội sẽ đánh bại bất kỳ sáng kiến ​​nào do Tổng thống Trump đưa ra.

Trong trường hợp Trump giành chiến thắng thuyết phục, mục tiêu của ông trong quan hệ với Nga sẽ không thay đổi: làm dịu căng thẳng để đẩy Nga ra khỏi Trung Quốc thông qua các nhượng bộ chiến thuật, chẳng hạn như việc gia hạn hiệp ước new START và dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại.

Tuy nhiên, mục tiêu chính mà Trump hướng tới sẽ là tập trung sửa đổi các hiệp ước và nghĩa vụ đang hạn chế nước Mỹ, đồng thời duy trì một vị trí đặc quyền với các đồng minh.

Mỹ sẽ không cho phép EU, chủ yếu là Pháp và Đức biến đổi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, đồng thời tiếp tục gây áp lực buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng.

Các hoạt động sáng tạo của CIA, với sự phối hợp của Bộ Ngoại giao (do cựu Giám đốc CIA Mike Pompeo đứng đầu), sẽ tiếp tục. Những câu chuyện về “lính đánh thuê Nga” ở Belarus hay “vụ đầu độc” Alexei Navalny là một số ví dụ mới nhất về chiến dịch khiêu khích đang diễn ra.

Nếu Biden thắng, sẽ có những thay đổi đáng chú ý.

Một bức thư của nhiều chuyên gia, bao gồm các cựu quan chức cũ của nước Mỹ, đã kêu gọi đánh giá lại một cách tỉnh táo các lợi ích của Mỹ ở Nga. Trên hết, phải hiểu rõ hơn về những gì Mỹ muốn từ Moscow.

Từ bức thư này, các chuyên gia đang nhận định rằng chính sách đối Nga hiện tại được thúc đẩy bởi cảm xúc hơn là những tính toán tỉnh táo. Có thể kết luận rằng nếu Biden thắng, thời kỳ Trump sẽ bị coi là thất bại tạm thời của hệ thống chính trị Mỹ. Điều này có thể mang lại bầu không khí êm dịu hơn cho quan hệ Nga-Mỹ, đồng thời duy trì sự cạnh tranh.

Đảng Dân chủ sẽ bắt đầu sửa chữa những thiệt hại mà họ tin rằng Trump đã gây ra cho các đồng minh châu Âu dù sẽ không có nhiều thay đổi nếu không vượt qua ranh giới mới.

Chương trình nghị sự về quyền con người và môi trường sẽ nhận được một động lực mới. Chính quyền Biden sẽ tập trung vào vấn đề Crimea và xung đột Ukraina nói chung.

Đồng thời, rất có thể chính quyền Biden sẽ quyết định gia hạn Hiệp ước new START, nhưng sẽ không vội vàng chấm dứt di sản trừng phạt của chính quyền Trump, vốn sẽ được sử dụng như một nguồn lực để tái đàm phán các thỏa thuận thương mại.

Hoàng Việt

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế