Con người sẽ sống ở đâu sau những biến đổi khí hậu?

Thứ bảy, 07/01/2023 08:25 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong khi mọi người đang cố cứu vãn bằng việc giảm khí thải carbon và làm chậm tốc độ ấm lên của Trái đất thì một vấn đề nổi cộm khác lại xuất hiện: Nếu biến đổi khí hậu tàn phá phần lớn các hòn đảo và cánh rừng hiện tại, chúng ta sẽ sống ở đâu?

Sau 50 năm tới…

Trong vòng 50 năm tới, nhiệt độ nóng hơn kết hợp với độ ẩm cao hơn sẽ khiến nhiều vùng đất rộng lớn trên toàn cầu trở nên quá nguy hiểm để sinh sống. Khi phải chạy trốn khỏi vùng nhiệt đới, bờ biển và những vùng đất canh tác trước đây, dân số khổng lồ sẽ cần phải tìm kiếm những ngôi nhà mới.

Cuộc di cư này đã bắt đầu, khi tất cả chúng ta đều đã chứng kiến những dòng người chạy trốn hạn hán ở các khu vực ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, nơi mà việc canh tác đã trở nên bất khả thi.

Chúng ta cần một góc nhìn vĩ mô và phát triển các kế hoạch mới dựa trên địa chất, địa lý và sinh thái. Nói cách khác, chúng ta cần xác định nơi có nguồn nước ngọt, nơi có nhiệt độ an toàn, nơi có nhiều năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió nhất, sau đó lập kế hoạch dân số, sản xuất lương thực và năng lượng xung quanh đó.

con nguoi se song o dau sau nhung bien doi khi hau hinh 1

Churchill là một thành phố khác của Canada hứa hẹn nhiều tương lai. Ảnh: Telegraph

Trái đất ấm lên đang dịch chuyển vị trí địa lý của vùng nhiệt độ thích hợp về phía Bắc, nơi con người sẽ di cư trong tương lai. Theo một nghiên cứu năm 2020, khí hậu tối ưu cho con người, điều kiện tốt nhất cho cả sản lượng nông nghiệp và phi nông nghiệp, là nhiệt độ trung bình từ 11°C đến 15°C.

Theo nguyên tắc chung, mọi người sẽ cần phải di chuyển ra khỏi đường xích đạo và các đường bờ biển, các hòn đảo nhỏ. Những cánh rừng cũng là những nơi cần tránh do nguy cơ hỏa hoạn. Dân số sẽ di chuyển vào đất liền, hướng tới các hồ, nơi cách mặt biển cao hơn về phía Bắc. Nhiệt độ ở những vùng an toàn hơn này, dù tăng lên nhanh hơn so với ở xích đạo, nhưng nhiệt độ trung bình vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với ở các vùng nhiệt đới.

Ví dụ, phía Bắc của vĩ tuyến 45°B chạy qua Michigan ở Bắc Mỹ, Pháp, Croatia, Mông Cổ và Tân Cương ở Trung Quốc sẽ là thiên đường bùng nổ của thế kỷ 21: nó chiếm 15% diện tích của hành tinh nhưng nắm giữ 29% diện tích đất không có băng và hiện là nơi sinh sống của một bộ phận nhỏ cư dân trên thế giới.

Greenland

Sự tan chảy của dải băng ở Greenland lớn nhất trên Trái đất sau Nam Cực sẽ làm lộ ra những khu vực mới để con người sinh sống, trồng trọt và khai thác khoáng sản. Những khu vực bị chôn vùi bên dưới lớp băng Bắc Cực của Greenland, Nga, Mỹ và Canada, cũng có đất nông nghiệp hữu ích và đất đai để xây dựng các thành phố, tạo ra một trung tâm các thành phố được kết nối ở Bắc Cực.

Nuuk là một trong những thành phố sẽ phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ tới. Thủ đô của Greenland này nằm ngay bên dưới Vòng Bắc Cực, nơi những tác động của biến đổi khí hậu là rõ ràng. Nghề đánh cá ở đây đang được thúc đẩy: ít băng hơn có nghĩa là thuyền có thể đánh bắt gần bờ quanh năm, trong khi nhiệt độ đại dương ấm hơn đã thu hút các loài cá mới tiến về phía bắc vào vùng biển của Greenland.

Một số cá bơn và cá tuyết thậm chí còn lớn hơn, làm tăng thêm giá trị thương mại cho sản lượng đánh bắt cá. Vùng đất bị băng tan đang mở ra những cơ hội canh tác mới với mùa trồng trọt dài hơn và hệ thống tưới tiêu dồi dào. Nông dân của Nuuk hiện đang thu hoạch các loại cây trồng mới, bao gồm khoai tây, củ cải và bông cải xanh. Băng tan cũng đang mở ra các cơ hội khai thác và thăm dò ngoài khơi, bao gồm cả dầu mỏ.

Theo dự đoán, Greenland thậm chí sẽ có rừng vào năm 2100. Đây có thể là một trong những nơi tốt nhất để sinh sống.

Các quốc gia Bắc Âu và Canada

Các quốc gia Bắc Âu đạt điểm tương đối thấp về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và cao về mức độ sẵn sàng thích ứng.

Băng tan nhanh chóng sẽ làm cho Hành lang Tây Bắc, tuyến đường biển nối Bắc Cực với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mở cửa và có thể điều hướng để vận chuyển trong phần lớn thời gian của năm, cắt giảm thời gian vận chuyển khoảng 40%. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại, du lịch, đánh cá và đi lại trong khu vực, cũng như mở ra các cơ hội thăm dò khoáng sản.

Các thành phố cảng, chẳng hạn như Churchill ở Manitoba, Canada, sẽ thu được lợi nhuận. Tiền đồn cằn cỗi này, nằm giữa rừng phương Bắc chỉ có 1.100 cư dân, những người sống gần như hoàn toàn dựa vào du lịch xem gấu bắc cực. Vùng đất của Churchill cằn cỗi đến mức vào năm 1990, Công ty vận tải hàng hóa OmniTrax của Mỹ đã mua lại cảng của thị trấn từ chính phủ Canada với mức giá tượng trưng: 7 USD!

Nga

Nga sẽ là một người chiến thắng khác. Kế hoạch hành động quốc gia năm 2020 của nước này mô tả rõ ràng các cách để “tận dụng lợi thế” của việc Trái đất ấm lên. Theo Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, Nga “có tiềm năng hưởng lợi nhiều nhất từ thời tiết ngày càng ấm lên”. Đất nước này đã là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và sự thống trị về nông nghiệp sẽ còn tăng lên khi thời tiết lạnh lẽo của quốc gia này được cải thiện.

con nguoi se song o dau sau nhung bien doi khi hau hinh 2

Khu vực hồ Baikal của Nga. Ảnh: LWP

Theo các mô hình, đến năm 2080, hơn một nửa lớp băng vĩnh cửu của Siberia sẽ biến mất. Nó sẽ chôn vùi nhiều hòn đảo trên thế giới, song sẽ khiến miền bắc băng giá của Nga trở nên hấp dẫn hơn, với các mùa sinh trưởng dài hơn và có thể hỗ trợ các quần thể canh tác lớn hơn nhiều.

Mặc dù có nhiều lợi ích tiềm năng, nhưng việc mất đi lớp băng vĩnh cửu và các con đường băng sẽ là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với khí hậu cũng như đối với nhiều khu định cư phụ thuộc vào nền móng đóng băng.

Những nơi khác

Những nơi khác sẽ mở rộng bao gồm Scotland, Ireland, Estonia và các địa điểm trên cao có nhiều nước, như Carcassonne ở Pháp, được bao quanh bởi các dòng sông.

Ở phía Nam toàn cầu, Patagonia, Tasmania và New Zealand, và có lẽ cả những phần mới không còn băng của bờ biển phía Tây Nam Cực sẽ là những nơi di cư tiếp theo. Chỉ riêng ở Nam Cực, có tới 17.000km2 vùng đất mới không có băng được dự đoán sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ này.

Hàng triệu người sẽ di cư trong thế kỷ 21. Đúng là còn nhiều vùng đất vẫn có thể sống tốt trên thế giới sau khi biến đổi khí hậu tàn phá những nơi được xem là tốt nhất để sống hiện tại, như các hòn đảo thơ mộng hay các cánh rừng nhiệt đới xanh tươi. Nhưng rõ ràng khi đó cơ hội sẽ không dành cho tất cả!

Hoàng Việt

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế