Dịch virus Corona & câu chuyện ứng phó của Việt Nam

Thứ năm, 06/02/2020 09:59 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là… đó không chỉ là khuyến cáo của ngành Y tế mà gần như là yêu cầu của Chính phủ đối với các cấp chính quyền và người dân trong phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (dịch nCoV) gây ra.

Yêu cầu này được đưa ra bất chấp thực tế, Việt Nam là một trong số không nhiều quốc gia sở hữu kinh nghiệm dạn dày trong nhiều “trận chiến” dịch bệnh lớn như SARS, cúm gia cầm, cúm H1N1, MERS-CoV… Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn bộ hệ thống phòng chống dịch được kích hoạt, với tinh thần hết sức khẩn trương, quyết liệt “chống dịch như chống giặc”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe lãnh đạo BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương báo cáo công tác chuẩn bị phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp Corona.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe lãnh đạo BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương báo cáo công tác chuẩn bị phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp Corona.

1. Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra ngày 3/2/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Phó Trưởng Ban chỉ đạo cho biết Bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra lây lan nhanh hơn nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều lần so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV. Chỉ trong chưa đầy 1 tháng (tính từ ngày 8/12/2019 đến ngày 3/2/2020) virus nCoV đã làm 17.386 người mắc bệnh, 362 người tử vong, lây lan tới 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003 (9 tháng) SARS-CoV chỉ làm 8.096 người mắc bệnh, nhưng có tới 774 người tử vong, tỷ lệ người tử vong lên tới 9,6%. Số ca nhiễm tăng nhanh ở mức báo động khiến các nhà nghiên cứu lo sợ virus Corona có khả năng trở thành đại dịch trên toàn cầu gây nên những hệ lụy khó có thể đo đếm được. Một số chuyên gia y tế cũng lo ngại thống kê chính thức hiện nay có thể chưa phản ánh đúng thực tế dịch bệnh. Các chuyên gia y tế cũng không giấu giếm nỗi lo ngại rằng khả năng không thể khống chế virus đang bỏ ngỏ.

BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã dành toàn bộ khoa cấp cứu cho công tác phòng, chống dịch.

BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã dành toàn bộ khoa cấp cứu cho công tác phòng, chống dịch.

2. Thực tế đó đã khiến Chính phủ, Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng hết sức quan tâm. Ngay từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định dịch nCoV chưa ở mức nghiêm trọng thì tại Việt Nam, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Ngày 23/1/2020, thời điểm Việt Nam còn chưa phát hiện ca bệnh nhiễm virus nCorona, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp tới thị sát, kiểm tra tại Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương (xã Kim Chung, huyện Đông Anh) - một trong những cơ sở đầu ngành tiếp nhận cách ly, điều trị các ca bệnh nghi nhiễm, nhiễm virus Corona. Tại đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác chuẩn bị phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus Corona phải sẵn sàng ở mức độ cao nhất, nhanh, linh hoạt.

Một ngày sau đó, sáng 24/01/2020 (30 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với Ban Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần “ưu tiên cho phòng, chống dịch, không vì bất kỳ một lý do nào kể cả về kinh tế mà để ảnh hưởng đến công tác chống dịch”. Chiều 26/01/2020 (mùng 2 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc thứ ba trong vòng 4 ngày với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus Corona. Phó Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh tinh thần chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là tập trung ở mức cao nhất để phát hiện kịp thời, sớm nhất có thể các trường hợp nghi ngờ lây nhiễm nCoV, khoanh vùng, cách ly tuyệt đối, theo dõi chăm sóc thật tốt và xét nghiệm, nhất định không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng ở Việt Nam. Dù phải hy sinh lợi ích kinh tế cũng phải đặt công tác phòng, chống dịch lên trên hết. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tình hình dịch ở Trung Quốc diễn biến phức tạp, mức độ lây nhiễm cao nên các biện pháp phòng, chống của Việt Nam đặt ra ngay từ đầu luôn rất tích cực, cao một mức so với các khuyến nghị.

Cùng với những cuộc họp liên tiếp xuyên Tết là những chuyến công tác, thị sát của Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo Bộ Y tế để chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa bàn trọng điểm cũng như tại bệnh viện tiếp nhận ca mắc và nghi ngờ mắc nCoV.

Chiều 27/1 (mùng 3 Tết), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp nCoV. Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Chống dịch như chống giặc. Các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.

Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Theo đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan. Các bộ sẵn sàng phối hợp, thành lập bệnh viện dã chiến để chủ động ứng phó, sẵn sàng trong mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất. Bộ GTVT tạm thời ngừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch của Trung Quốc và ngừng tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch đến Việt Nam. Thủ tướng đã cử Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; thành lập 40 Đội phản ứng nhanh trên toàn quốc để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách phòng, chống dịch.

Ngay tại thời điểm đó, Bộ Y tế đã kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị. Đặc biệt, ngành y tế đã tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu. Các cơ sở y tế, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân, phòng chống lây chéo trong tại bệnh viện và lây nhiễm từ người bệnh sang nhân viên y tế. Bộ Y tế cũng cập nhật liên tục tình hình dịch nCov trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; đã nâng mức đáp ứng cao nhất của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng; tổ chức ứng trực và báo cáo hằng ngày. Việc giám sát và tổ chức khai báo y tế bắt buộc đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc được thực hiện từ 0 giờ ngày 25/1 (mồng 1 Tết) tại tất cả các cửa khẩu. Những ca bệnh nghi ngờ được chuyển đến các BV Nhiệt đới T.Ư, Nhi T.Ư, Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cũng như nhiều bệnh viện tuyến dưới tại Hải Dương, Thanh Hóa, Đà Nẵng… ngay lập tức được cách ly và xử lý theo tình huống có dịch. Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2020, cả hệ thống y tế các tuyến đều trực dịch 24/24 giờ, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Nói như PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tới thời điểm này, Việt Nam đang đáp ứng rất bài bản và kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Li Zichao nhận giấy xuất viện từ lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy.

Li Zichao nhận giấy xuất viện từ lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy.

3. Chiều 4/2, Bộ Y tế đã có thông tin về bệnh nhân thứ 10 nhiễm virus Corona tại Việt Nam. Điều đáng lưu tâm nhất trường hợp này đó là việc đây là ca thứ 2 ở Việt Nam ghi nhận lây từ người sang người, thay vì có nguồn gốc trở về từ Vũ Hán. Điều đó cho thấy tình hình dịch do chủng mới virus Corona ngày càng diễn biến phức tạp có khả năng lây lan nhanh. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng dự đoán trong thời gian tới, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và lan nhanh ra nhiều nước. Cùng với sự phát triển của các thiết bị xét nghiệm mới giúp phát hiện người mắc bệnh nhanh hơn, ở trong nước có thể xuất hiện thêm nhiều trường hợp dương tính với virus nCoV.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cũng khẳng định với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, với trình độ và năng lực đã được minh chứng, Ngành Y tế Việt Nam tự tin sẽ đủ khả năng ngăn chặn dịch bệnh này.

Không một cuộc chiến đấu nào là dễ dàng, không một thách thức nào là dễ vượt qua, nhất là với dịch bệnh chưa từng có tiền lệ, ngày càng có những diễn biến phức tạp, khó lường như dịch cúm virus Corona. Nhưng trong khí trời của mùa xuân mới, dưới sự điều hành linh hoạt, kịp thời, quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, sự phối hợp, đồng lòng từ người dân, hoàn toàn có thể nuôi niềm hy vọng, rằng, dịch bệnh sẽ được kiểm soát, bình an, sức khỏe lại trở lại khắp muôn nơi.

Hồng Hà

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn