Doanh nghiệp “chê” chính sách vay lãi 0% để trả lương cho người lao động

Thứ sáu, 12/03/2021 11:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo của VCCI, trong năm 2020, có 95 văn bản chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành. Một số chính sách được đánh giá cao, nhưng một số hoạt động không hiệu quả.

Nhiều chính sách hỗ trợ DN được ban hành được các DN phản ánh đến hội thảo cho là hoạt động không hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nhiều chính sách hỗ trợ DN được ban hành được các DN phản ánh đến hội thảo cho là hoạt động không hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Theo đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại hội thảo công bố báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sáng nay (12/3), tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 11, chỉ đạo nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19.

Ngay sau Chỉ thị 11, Chính phủ, cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục ban hành 95 văn bản, chính sách khác nhau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp “vượt” dịch thành công. Trong đó, có 46 chính sách mới từ trung ương, và 49 chính sách tới từ các địa phương.

Trong tổng số 95 chính sách hỗ trợ được ban hành vào năm ngoái, đại diện VCCI đánh giá cao 4 gói hỗ trợ chủ lực cho nền kinh tế, đó là gói hỗ trợ tín dụng 25.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ giảm thuế 180.000 tỷ đồng và 16.000 tỷ đồng hỗ trợ trả lương cho người lao động.

Hầu hết, các doanh nghiệp đều đánh giá cao các giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước. Đây cũng chính là một trong những yếu tố chủ đạo, giúp kinh tăng trưởng 2,91%, khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi có kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020.

Về lý thuyết, các gói hỗ trợ nếu trên sẽ là một giải pháp có thể giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp khi đối phó với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tiếp cận các gói hỗ trợ này không hề dễ.

Khảo sát của VCCI cho thấy, chính sách vay tín dụng lãi suất 0% để trả lương cho người lao động là khó tiếp cận nhất. Khoảng 26% bao gồm cả doanh nghiệp “nội” và doanh nghiệp FDI, trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp được khảo sát cho biết, rất khó tiếp cận gói tín dụng này.

Một số doanh nghiệp cho rằng, gói tín dụng này không thật sự hữu ích, và không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Tiếp đến là chính sách giãn thời gian khoản vay, và giảm lãi suất cũng không hề dễ tiếp cận. Ở chiều ngược lại, các chính sách liên quan tới thuế, như thuế đất, thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp được đánh giá cao về khả năng thực thi.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng: Mặc dù Chính phủ, cùng bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.

Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này còn yếu, nên cần cải thiện việc thực thi các chính sách hỗ trợ.

Ông Lộc nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả thực thi, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành.

Trong đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp.

Đồng thời, đối với các chính sách đã ban hành, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần chủ động nắm bắt tình hình triển khai.

Đại diện VCCI phát biểu ý kiến

Đại diện VCCI phát biểu ý kiến

"Đặc biệt là những vướng mắc,bất cập trong quá trình thực hiện để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh kịp thời và có cách thức hỗ trợ phù hợp đối với các doanh nghiệp từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn, chú trọng các doanh nghiệp thuộc các ngành bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19", ông Lộc nói.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, các bộ, ngành cần quan tâm hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ,siêu nhỏ bởi khả năng chống chịu kém của nhóm doanh nghiệp này. Nghiên cứu áp dụng thêm một số biện pháp mà các quốc gia khác hiện đang áp dụng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao; hỗ trợ chi phí đào tạo tay nghề,nâng cao trình độ cho người lao động.

Bên cạnh các giải pháp đã được ban hành, ông Lộc kiến nghị Chính phủ có chính sách tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19.

“Đặc biệt về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới. Việc Này quan trọng không kém việc cứu các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và bước vào giai đoạn phát triển mới cao hơn. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp tìm cơ hội trong bối cảnh mới”, ông Lộc cho biết.

Nguyễn Hoài Thu

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô