Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

Đổi mới mô hình trường phổ thông nội trú, bán trú: Đòn bẩy góp phần phát triển nguồn nhân lực DTTS

Chủ nhật, 10/12/2023 08:10 AM - 0 Trả lời

(CLO)Hệ thống trường phổ thông nội trú, bán trú (PTDTBT) là nòng cốt trong hệ thống giáo dục dân tộc, đổi mới mô hình trường PTDTBT là đòn bẩy góp phần phát triển nguồn nhân lực người DTTS. Đây cũng là mục tiêu của chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

1. Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN).

doi moi mo hinh truong pho thong noi tru ban tru don bay gop phan phat trien nguon nhan luc dtts hinh 1

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5 về Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDT nội trú, trường PTDT bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), với tiền thân là mô hình trường nội trú dân nuôi đã hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước. Trường PTDTBT được chính thức công nhận từ khi Quốc hội ban hành Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; sau đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 15 tháng 12 năm 2009 và hiện nay là Luật Giáo dục năm 2019.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), năm học 2019 - 2020, trường PTDTNT được thành lập ở 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 316 trường. Tất cả các DTTS đều đã có con em theo học tại trường PTDTNT.

Năm học 2020-2021, vùng DTTS, miền núi có 3.489 trường mầm non, 3.195 trường tiểu học, 2.604 trường THCS, 967 trường tiểu học và THCS, 488 trường THPT, 93 trường THCS và THPT. Hệ thống các trường chuyên biệt dành cho con em người DTTS và con em các gia đình ở vùng đặc biệt khó khăn được củng cố và phát triển.

Toàn quốc hiện có 320 trường PTDTNT ở 49 tỉnh, thành phố với 105.818 học sinh; 1.134 trường PTDTBT ở 29 tỉnh, thành phố với 250.795 học sinh. Ngoài ra, còn có 2.273 trường phổ thông ở 29 tỉnh, thành phố có học sinh bán trú với số lượng 161.241 học sinh bán trú. Nhờ có hệ thống trường PTDTBT mà tỷ lệ huy động học sinh DTTS trong độ tuổi tới lớp tăng, số học sinh DTTS bỏ học giảm.

Hiện có 4 trường dự bị đại học: Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc có hệ dự bị đại học; 3 khóa dự bị đại học thuộc các trường đại học (Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh) với quy mô hơn 5.000 học sinh dự bị/năm.

Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cơ sở vật chất các trường phổ thông DTNT so với các trường phổ thông cùng cấp học tại địa phương về cơ bản được trang bị khá đầy đủ như: Thiết bị thực hành thí nghiệm, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy, đồ dùng dạy học... Hệ thống nhà ở nội trú đa số được đầu tư xây dựng kiên cố, bảo đảm an toàn, tiện lợi cho việc sinh hoạt và học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Nhờ vậy, chất lượng giáo dục tại các trường phổ thông DTNT không ngừng được nâng lên, luôn đạt mức ngang bằng hoặc cao hơn so với chất lượng các trường phổ thông cùng cấp đóng trên địa bàn. 

Cho tới nay các trường PTDTNT từng bước khẳng định vị thế hàng đầu về chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, MN. Các trường PTDTBT khẳng định được vai trò to lớn trong việc huy động tối đa học sinh tiểu học và THCS trong độ tuổi tới trường, tăng tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

doi moi mo hinh truong pho thong noi tru ban tru don bay gop phan phat trien nguon nhan luc dtts hinh 2

2. Tuy nhiên, trải qua thời gian, cùng với sự phát triển cũng như biến động về kinh tế - xã hội của đất nước, mô hình trường PTDTNT và PTDTBT bắt đầu bộc lộ những khó khăn, hạn chế. Đơn cử như: Mạng lưới và quy mô trường phổ thông DTNT phát triển không đồng đều theo phân bố của người DTTS trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện theo chỉ tiêu tuyển sinh được giao hàng năm mà chưa tính đến yếu tố như quy hoạch, nhân lực, nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương. Việc thành lập các trường phổ thông DTNT liên cấp ở một số địa phương chưa có sự chuẩn bị tốt về điều kiện phục vụ, nuôi dạy...

Số học sinh tốt nghiệp từ cấp THCS lên cấp THPT trong trường phổ thông DTNT còn thấp, từ đó gây lãng phí trong đào tạo cả về nguồn lực kinh tế, cũng như tạo nguồn cán bộ DTTS. 

Thực tế đó đặt ra cần khắc phục và đổi mới để phù hợp với yêu cầu mới, cụ thể là giai đoạn 2021-2030, để từng bước xây dựng hệ thống trường PTDTBT là nòng cốt trong hệ thống giáo dục dân tộc, nhằm tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực người DTTS chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, MN.

Trong đó, cấp thiết nhất là việc cần phải củng cố và hoàn thiện hệ thống trường PTDTNT theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tránh lãng phí, quy hoạch hoàn thiện trường PTDTNT phù hợp với đặc điểm của vùng, địa phương, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự lý tự nhiên và dân tộc, quản lý chặt chẽ đầu vào, đầu ra theo đúng mục tiêu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Bên cạnh đó là yêu cầu cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trường PTDTBT theo hướng chuẩn hóa. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. 

Tất cả những yêu cầu bức thiết đó cũng là mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030.  Trong dự án 5 của chương trình, Bộ GDĐT được giao chủ trì Tiểu Dự án 1 về đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, trường PTDTBT và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS.

Theo đó, Tiểu Dự án 1 của dự án 5 có 4 mục tiêu chính là đổi mới hoạt động của cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho con em đồng bào DTTS, miền núi, bảo đảm thực hiện công bằng trong giáo dục giữa các vùng, miền và dân tộc; củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường PTDTNT, trường PTDTBT để bảo đảm tốt việc tổ chức dạy học và nuôi dưỡng học sinh DTTS; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT, trường PTDTBT. Và đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người về công tác xóa mù chữ.

Đối tượng là hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đang trực tiếp quản lý, giảng dạy và học tập tại các nhà trường. Ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số trong giảng dạy và học tập cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn, biên giới; các trường chưa có cơ sở vật chất hoặc có nhưng còn phải thuê, mượn hoặc xuống cấp.

Cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ (già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, trụ trì, sư, tăng, ni tại các chùa, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và các đối tượng khác) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên đầu tư cho cho các địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới.

Có 3 nội dung đầu tư gồm: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Thời gian qua, triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã, đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trường học cho hệ thống các trường chuyên biệt này. Trong đó, chú trọng rà soát ưu tiên đầu tư cho những cơ sở giáo dục thực sự khó khăn.

Theo đó, đã có 38/42 địa phương đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025 (đạt 90,47%); còn 4/42 địa phương chưa xây dựng chiếm 9,53%.

Theo Quyết định Chương trình MTQG 1719, tổng số nguồn vốn được phân bổ để triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, là 8.074.638 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư là 6.293.046 triệu đồng; vốn sự nghiệp 1.781.592 triệu đồng.

Đến nay, các địa phương đã thực hiện phân bổ 1.485.511 triệu đồng. Trong năm 2022, giải ngân được 646.412 triệu đồng đạt 43,11%, trong đó ngân sách Trung ương là 602.792 triệu đồng, đạt 43,15%. Năm 2023, Bộ GD&ĐT đã đề xuất giao: 2.117,116 triệu đồng, vốn đầu tư là 1.584,486 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 532.630 triệu đồng.

Từ nguồn vốn, các địa phương đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường DTNT, DTBT, các dự án phục vụ dạy và học.

Theo ông Lê Như Xuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc ( Bộ GD&ĐT) cho biết, đối với Chương trình MTQG 1719, kể từ khi triển khai thực hiện, Bộ đã luôn sát sao thực tiễn; tổ chức kiểm tra, khảo sát tại cơ sở để chỉ đạo, nắm bắt khó khăn, vướng mắc từ cơ sở phản ánh, kịp thời phối hợp với các địa phương, bộ ngành liên quan rà soát, tham mưu đến Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định đã ban hành nhằm phù hợp với thực tiễn thực hiện, qua đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.

Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư, Bộ GD&ĐT chú trọng hướng dẫn các địa phương rà soát những điểm nóng, những cơ sở giáo dục thực sự khó khăn để ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này. Mục tiêu của Bộ, là đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; lựa chọn đúng đối tượng cần phải đầu tư và nhanh chóng khẩn trương hoàn thành các hạng mục đầu tư để đưa vào sử dụng và phát huy công năng.

Từ những nỗ lực ấy, hệ thống các trường PTDT nội trú, trường PTDT bán trú sẽ được đổi mới, củng cố hoạt động và phát triển hợp lý hơn nữa, từng bước xây dựng hệ thống trường PTDTBT là nòng cốt trong hệ thống giáo dục dân tộc, nhằm tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực người DTTS chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi.

Nguyễn Hà 

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn