Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Nền tảng vững chắc để Thủ đô phát triển xứng tầm

Thứ năm, 29/02/2024 10:57 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng, nhiệm vụ phát triển của Hà Nội với tầm nhìn dài hạn… để Hà Nội phát triển đột phá, từ đó tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước.

Năm 2024, Hà Nội chạm dấu mốc đặc biệt: 70 năm giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024). Vì thế, việc hoàn thiện sửa đổi Luật Thủ đô càng trở nên có ý nghĩa đặc biệt, tạo dựng bệ phóng vững chắc để mảnh đất rồng bay phát triển lên tầm cao mới. Yêu cầu này là cấp thiết, bởi, nói như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hà Nội là một đô thị đặc biệt và là Thủ đô của cả nước. Đô thị đặc biệt có thể có nhiều nhưng Thủ đô chỉ có một. Theo đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng, nhiệm vụ phát triển của Hà Nội với tầm nhìn dài hạn… để Hà Nội phát triển đột phá, từ đó tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước.

1. Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 đã tạo bước đột phá để Thủ đô Hà Nội tiến lên một bước mới. Đặc biệt, vị thế, tầm vóc của Thủ đô càng được nâng cao sau mở rộng địa giới hành chính năm 2008. Tuy nhiên, sau 10 năm đi vào cuộc sống, việc thực thi Luật Thủ đô 2012 đã bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế, đòi hỏi phải sớm sửa đổi Luật phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.

“Thủ đô không thể như một địa phương, một tỉnh hay một thành phố. Vì vậy, cần phải có những cơ chế quản lý, đầu tư khác biệt so với các địa phương khác. Chúng ta đã có Luật Thủ đô năm 2012 nhưng thực tế cho thấy pháp luật về Thủ đô thời gian qua vẫn chưa đầy đủ, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước. Tinh thần bao trùm đòi hỏi Thủ đô phải được phát triển ở mức cao hơn, tiêu chuẩn phát triển cao so với các thành phố khác. Đồng thời cũng phải có cơ chế để đầu tư, ưu đãi nhiều hơn. Đặc biệt, phải có một cơ chế để khai thác những tiềm năng vốn có của Thủ đô để vừa tạo ra nguồn lực phát triển, vừa thu hút được nguồn lực từ bên ngoài” - đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) từng bày tỏ quan điểm.

du thao luat thu do sua doi nen tang vung chac de thu do phat trien xung tam hinh 1

Cùng chung góc nhìn, Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) cũng khẳng định: “Cần tạo cho thành phố Hà Nội những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, với mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Chỉ khi đó, Hà Nội mới có thể phát triển xứng tầm với vị thế là trái tim của cả nước, đúng với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.

Ở góc độ thực tiễn thực thi Luật Thủ đô hơn 10 năm qua, không khó để nhận thấy, hiệu lực pháp lý thực tế của Luật Thủ đô chưa đạt mục tiêu đề ra, trong đó, nguyên nhân chính là một số chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô bị vênh với chính sách hiện hành nên không thể thi hành. “Chúng ta cần phải sửa đổi Luật Thủ đô để đáp ứng nhu cầu phát triển của Hà Nội. Khi sửa, chúng ta phải làm được hai việc. Thứ nhất là phải khắc phục được những hạn chế Luật 2012 đã bộc lộ rất rõ. Thứ hai là phải tạo ra những chính sách mới vượt trội. Vượt trội ở đây thể hiện ở chỗ Luật Thủ đô sẽ phải thể hiện được dành cho Hà Nội những quy định vượt hơn. Hai là nó tạo ra căn cứ pháp lý, tạo ra động lực để Hà Nội có thể thực sự xứng đáng là đầu tàu của cả nước” - TS. Nguyễn Ngọc Bích nêu quan điểm.

Dù ở góc nhìn nào, thì hầu hết các ý kiến đều đồng nhất ở quan điểm: Sửa đổi Luật Thủ đô là cần thiết để tạo bệ phóng vững chắc cho Thủ đô phát triển xứng tầm.

2. Những ngày này, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đang làm việc với các cơ quan, cho ý kiến về các nội dung lớn trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết ngay sau Kỳ họp thứ 6, các cơ quan đã tích cực phối hợp nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội; tổ chức các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành phố Hà Nội cũng rất chủ động trong việc đề xuất những nội dung tiếp thu, chỉnh lý. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, hầu hết các Điều, Khoản đều đã được chỉnh lý và bổ sung nhiều nội dung mới.

Trước đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tổ chức các cuộc làm việc để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã rà soát kỹ lưỡng các Chương, Điều, Khoản cụ thể của dự thảo Luật; cùng trao đổi làm rõ các vấn đề lớn, quan trọng còn ý kiến khác nhau trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Dễ nhận thấy, ngay từ những ngày đầu Xuân mới Giáp Thìn, việc bổ sung, chỉnh lý cho dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tiếp tục triển khai hết sức tích cực khẩn trương, nghiêm túc, cẩn trọng, kỹ lưỡng. Trước đó, ngày 25/1, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp và Thành phố Hà Nội về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trước đó nữa, tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ngay sau Kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.

3. Là hành lang pháp lý để Hà Nội phát triển xứng tầm một đô thị đặc biệt - trung tâm của cả nước, phạm vi của Luật Thủ đô mới phải toàn diện, bao quát trên hầu hết các lĩnh vực, không chỉ quy định về các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thủ đô trong một số lĩnh vực như trước đây mà còn quy định về tổ chức chính quyền địa phương và việc phân quyền cho chính quyền địa phương trên địa bàn Thủ đô cũng như việc liên kết, phát triển vùng Thủ đô.

Vì lẽ đó, như Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định đã nêu rõ, việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình QH xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới là nhiệm vụ chính trị chuyên môn hết sức quan trọng của QH nhiệm kỳ này. Việc tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật phải bám sát các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất không chỉ trong nội tại của dự thảo Luật mà trong cả hệ thống pháp luật.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định cũng nhấn mạnh, khối lượng công việc từ nay đến khi trình QH thông qua dự án Luật là rất lớn, thời gian không nhiều. “Các cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, vì công việc chung, phối hợp chặt chẽ, cùng nhau hoàn thiện dự thảo để có được Luật Thủ đô đạt chất lượng, xứng tầm trong thời kỳ mới” - thông điệp từ Phó Chủ tịch QH thiết nghĩ cần được lan toả tới tất cả những ai đang nỗ lực cho tiến trình chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tất cả vì một dự án Luật bảo đảm chất lượng và tiến độ, sớm đi vào đời sống, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn minh - Văn hiến - Hiện đại” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng ngày càng đi lên, phát triển tốt hơn nữa, không những sánh vai với các cường quốc năm châu, mà đề nghị phải hơn lên, chứ không chỉ có sánh vai. Nếu được như thế thì Hà Nội mến yêu sẽ ngày càng văn minh, tiến bộ”.

Hồng Hà

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn