Ghé thăm làng Vạn Phúc – cái nôi lụa gấm ở Việt Nam

Thứ năm, 10/11/2022 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Làng Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội nổi tiếng khắp cả nước với nghề làm lụa có lịch sử hàng ngàn năm. Bởi vậy, du khách có dịp ghé qua ngôi làng nhỏ này sẽ bị choáng ngợp trước không gian sống và dễ cuốn hút bởi vẻ đẹp của những tấm vải lụa tơ tằm mềm mại.

Ngôi làng có niên đại hơn 1000 năm tuổi 

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 10km, làng lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông là một ngôi làng nhỏ có lịch sử lâu đời hơn 1000 năm tuổi. Nơi đây còn nổi tiếng khắp cả nước với nghề sản xuất lụa, được mệnh danh là cái nôi của lụa gấm Việt Nam. Hiện không có nhiều tư liệu nói về sự ra đời của làng lụa Vạn Phúc. Tuy nhiên, theo nhiều bậc cao niên trong làng thì ngôi làng nhỏ này đã có cách đây khoảng 1200 năm về trước (tức vào thế kỷ IX). 

Theo tìm hiểu, nghề làm lụa tại làng Vạn Phúc đã bắt đầu từ khi ngôi làng nhỏ này xuất hiện. Và chính cái tên "lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 1

Cổng làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 2

Từ cổng làng đi vào khoảng 50m, du khách sẽ choáng ngợp trước không gian làng được trang trí rất đẹp, những tấm vải lụa tơ tằm, những chiếc ô được treo lơ lửng giữa đường tạo cảm giác ấn tượng, thích thú - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 3

Khu chợ lụa tại làng Vạn Phúc - Ảnh: Đình Trung

Theo người dân kể lại, làng Vạn Phúc vốn có tên là Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Cách đây 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.

Trong lịch sử Việt Nam, chất vải lụa của làng Vạn Phúc nổi tiếng là bền đẹp nên ở thời nhà Nguyễn thì đây là sản phẩm được Vua chúa, người dân tin dùng nhất; thậm chí cho tới sau này vào khoảng những năm 1990 thì sản phẩm lụa Vạn Phúc được bạn bè quốc tế ưa chuộng và thịnh hành mạnh mẽ. Ở hiện tại, khi nhắc tới lụa Vạn Phúc (hay làng lụa tơ tằm) thì chỉ có ở làng Vạn Phúc Hà Đông mới đạt chuẩn chất lượng trên từng sản phẩm. 

Theo phóng viên Báo Nhà báo và Công luận tìm hiểu, lụa Vạn Phúc có trên dưới 70 mẫu đa dạng bao gồm loại the, gấm, lụa, lĩnh cùng nhiều tên gọi hoa mỹ khác như long phượng, băng hoa, tứ quế... Nếu du khách có dịp ghé thăm làng lụa Vạn Phúc thì sẽ bị choáng ngợp trước vẻ đẹp mềm mại của những tấm vải tơ tằm, không gian vô cùng lãng mạn, cuốn hút... tạo cảm giác vô cùng thích thú. 

Thay đổi diện mạo để thu hút du khách khắp cả nước 

Không quá nổi bật giống như những khu đô thị đắt đỏ tại thủ đô Hà Nội, cũng không quá giản đơn như những vùng quê nông thôn Việt Nam, làng lụa Vạn Phúc (hay làng lụa tơ tằm) ở hiện tại lại mang một vẻ đẹp dung hòa giữa hiện đại và mang nhiều màu sắc truyền thống của văn hóa Việt Nam. 

Theo người dân nơi đây, từ năm 2018 thì làng lụa Vạn Phúc đã "Thay da đổi thịt" khi khoác lên mình một bộ áo mới và để lại nhiều ấn tượng cho du khách trên cả nước mỗi khi có dịp ghé thăm. Mọi ngõ ngách của ngôi làng nhỏ, hay ngay đầu cổng làng du khách dễ thấy được những tấm vải lụa và những chiếc ô nhỏ được treo lơ lửng, trang trí đẹp mắt, tạo không gian vô cùng lãng mạn, cuốn hút. Đây được xem là vẻ đẹp mang tính biểu tượng, làm nổi bật lên nét thiết tha, duyên dáng của ngôi làng nhỏ này. 

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 4

Cô Nguyễn Thị Khanh (63 tuổi), thợ dệt lụa tơ tằm tại làng Vạn Phúc, Hà Đông đang làm việc bên máy dệt tơ - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 5

Cận cảnh sợi tơ tằm để làm lên một sản phẩm lụa Vạn Phúc - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 6

Trong quá trình dệt tơ tằm, người thợ luôn luôn phải kiểm tra chất lượng trên từng sợi - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 7

Sản phẩm lụa với đầy đủ màu sắc được bày bán tại các cửa hàng tại làng Vạn Phúc, Hà Đông - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang van phuc cai noi lua gam o viet nam hinh 8

Sản phẩm nón với phần chóp bọc lụa tơ tằm - Ảnh: Đình Trung

Không những vậy, để áp ứng đủ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, lãnh đạo làng lụa Vạn Phúc còn mở thêm 3 tuyến phố đi bộ bao gồm: Phố ẩm thực, phố lụa, phố sinh vật cảnh. Chính sự tiến bộ, phát triển nghề sản xuất lụa tơ tằm của làng mà ở hiện tại có rất nhiều thế hệ trẻ biết đến làng lụa Vạn Phúc và rất muốn tới tham quan, trải nghiệm không gian làng nghề bậc nhất tại thủ đô Hà Nội, điều đó góp phần bảo tồn văn hoá làng nghề khỏi nguy cơ bị mai một, lãng quên. 

Theo cô Nguyễn Thị Khanh (63 tuổi), một thợ dệt lụa tơ tằm tại làng Vạn Phúc, quận Hà Đông cho biết: "Hiện làng Vạn Phúc có hơn 300 hộ dệt tơ và trực tiếp kinh doanh các mặt hàng lụa tơ tằm. Ở thời điểm dịch bệnh COVID-19 gặp vô vàn khó khăn, hàng hóa ế ẩm, nhưng sau khi ổn định thì ở hiện tại việc kinh doanh, sản xuất đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển trở lại". 

Video máy dệt lụa tơ tằm tại làng Vạn Phúc 

X

Cô Khanh chia sẻ, làng Vạn Phúc hàng ngày vẫn luôn sôi động bởi tiếng kêu "cành cạch" của những chiếc máy dệt lụa ở mỗi hộ gia đình. Dù hiện tại, cơ sở vật chất của làng Vạn Phúc ngày càng văn minh, bắt kịp xu thế thời công nghiệp 4.0 nhưng chính sự cần mẫn, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây vẫn vẹn nguyên không hề thay đổi qua hàng trăm năm.

Bởi vậy, du khách trên cả nước sẽ có một trải nghiệm thú vị khi có dịp ghé qua làng lụa Vạn Phúc, một ngôi làng nhỏ nhưng mang đậm nét văn hóa của làng Việt, nét đẹp của lụa là gấm vóc, hay nói theo cách mà dân gian thường gọi là chốn "Hội An thu nhỏ" của Việt Nam. 

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa