Giải bài toán ngập ở TP. Hồ Chí Minh: Không thể đổ hết lên dân!

Thứ năm, 04/06/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) TP.HCM đang tính chuyện xã hội hóa chống ngập, nói đơn giản là tính chuyện thu phí chống ngập tới từng hộ gia đình, từng người dân. Tuy nhiên, ý tưởng này vừa manh nha, dư luận đã có nhiều quan điểm trái chiều.

Sẽ thu phí!

Theo thông tin, Phân viện Kinh tế xây dựng miền Nam là đơn vị phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng phương án giá dịch vụ chống ngập. Theo đó, mức giá dịch vụ chống ngập trên địa bàn TP.HCM được xác định là 3.668 đồng/m2/tháng. Mặc dù đây chỉ là phương án đưa ra để có cơ sở kêu gọi nguồn vốn đầu tư xã hội hóa vào công tác chống ngập, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng về lâu dài cần thu phí chống ngập.

Trả lời báo chí, một chuyên gia ủng hộ phương án này cho rằng đây là giải pháp chống ngập lâu dài. Dẫn chứng các dịch vụ công khác, mặc dù người dân đã đóng thuế, nhưng khi đi bệnh viện phải đóng viện phí, đi học phải đóng học phí, di chuyển đóng phí đường bộ thì tại sao chống ngập phải giữ bao cấp? Đối với tất các lĩnh vực, phải dựa trên quy luật kinh tế chung: Thu đủ bù chi. Nếu ngân sách không đáp ứng được thì phải thu thêm.

Báo Công luận

Trên miếng đất 100m2, có 60m2 đất không thấm, không có chỗ cho nước mưa ngấm xuống thì chủ sở hữu phải trả tiền cho 60m2 đất gây ngập đó. Nếu hộ nào điều tiết được, cải tạo được thành đất thấm thì không phải trả. Đối với 1 dự án cũng vậy, tỷ lệ mặt phủ không thấm tăng lên thì phần nước mưa thặng dư phải do doanh nghiệp trả tiền”, vị này lý luận.

Nguồn căn của phương án xã hội hóa chống ngập này được lý giải là do thiếu tiền. Bởi theo Sở Xây dựng, trong giai đoạn 2016 - 2020, TP. cần 96.527 tỷ đồng để chống ngập nhưng huy động từ ngân sách, xã hội hóa cũng chưa được một nửa khiến việc chống ngập chắp vá, không giải quyết tận gốc.

Chống ngập bằng phí: Chưa thỏa đáng

KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch, không đồng tình với việc yêu cầu người dân phải đóng phí dịch vụ chống ngập vì 2 lý do: Thứ nhất, việc tính giá dịch vụ theo mét vuông là không hợp lý. Mỗi điểm ngập có những nguyên nhân khác nhau, không thể tính toán trên diện tích mét vuông, rồi áp dụng chung cho cả TP. Thứ hai, tác nhân gây ngập cho TP.HCM không phải người dân.

Empty

Ông Sơn phân tích: Tại Việt Nam mà đặc biệt là TP.HCM, nguyên nhân chính gây ngập là do phát triển thiếu bền vững, đô thị hóa tràn lan, nhà cao tầng bạ đâu “cắm” đấy, thiếu không gian dành cho nước và không nâng cấp hạ tầng. Bằng chứng là có rất nhiều khu vực như “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh, trước đây không ngập. Từ khi hàng loạt dự án, cao ốc mọc lên thì vừa mưa đã ngập. Mặt khác, việc các dự án được “cắm” vô tội vạ, bê tông hóa toàn TP. gây ngập là hệ quả của việc buông lỏng quản lý trong cấp phép quy hoạch, xây dựng.

Theo ông Sơn, tại các nước phát triển, trước khi cấp phép quy hoạch và xây dựng cho 1 công trình, họ sẽ phải đánh giá tác động môi trường để tính toán phương án của chủ đầu tư đưa ra, với hạ tầng hiện hữu sẽ gây ngập, kẹt xe, ô nhiễm như thế nào. Chi phí này do chủ đầu tư bỏ tiền để Nhà nước đứng ra thuê 1 đơn vị độc lập phân tích. Sau đó, cơ quan quản lý phải thương lượng, điều chỉnh quy hoạch để giảm tác động môi trường tới mức ít nhất. Nếu chủ đầu tư không muốn điều chỉnh phương án, gây ngập thì sẽ phải chịu trách nhiệm, đóng góp kinh phí cho Nhà nước làm hạ tầng thoát nước. Trong khi đó tại Việt Nam, Luật Đánh giá tác động môi trường có nhưng do chính nhà đầu tư tự thực hiện, thường đánh giá qua loa để được cấp phép. Như vậy, nguyên nhân gây ngập là do các nhà đầu tư hạ tầng, bất động sản và sự buông lỏng quy hoạch của chính quyền, không phải lỗi của người dân.

Báo Công luận

Chống ngập là dịch vụ công. Người dân đã phải đóng thuế và Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo họ được sống ở nơi không có ngập lụt. Nay vì lỗi do chính quyền, do doanh nghiệp, người dân tự nhiên phải chịu ngập rồi còn phải trả tiền chống ngập nữa thì quá vô lý”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thẳng và cho rằng thay vì chạy theo các dự án công trình tốn kém, thì TP. trước tiên phải rà soát, thương lượng lại với các nhà đầu tư đã được cấp phép. Công trình nào đã xây rồi thì đánh giá lại tác động môi trường và yêu cầu góp chi phí xây dựng công trình chống ngập. Công trình nào chưa xây mà không đảm bảo phương án chống ngập thì tạm ngưng, không cho tiếp tục.

Ngập lụt đã trở thành vấn nạn của TP.HCM nhiều năm nay. Điều đáng buồn hơn là công tác chống ngập ngày càng trở nên bế tắc, trong đó thiếu vốn là lý do quan trọng nhất.

Ngân sách không kham nổi thì phải tính chuyện xã hội hóa. Thế nhưng vấn đề là nguyên nhân gây ngập thì do nhiều phía, nhiều đối tượng. Ví dụ do lỗi quy hoạch, nén cao ốc vào nội đô, bê tông hóa từ trên trời cho tới dưới đất khiến việc thoát nước bị ảnh hưởng; hay chuyện buông lỏng khai thác nước ngầm tràn lan khắp nơi gây sụt lún mặt đất khiến ngập lụt gia tăng.

Ngay cả chuyện ngập đâu chống đấy, không đồng bộ; rồi các dự án dở dang gây chặn dòng chảy và tất nhiên không thể thiếu nguyên nhân từ việc xả rác bừa bãi, thiếu ý thức từ nhiều người dân... tất cả đều góp phần gây nên tình trạng ngập lụt ở TP. Nhưng nếu “đổ” hết lên đầu người dân để thu phí thì chưa thực sự thỏa đáng.

Muốn trị dứt bệnh, phải chẩn đoán đúng bệnh, bốc đúng thuốc. Người dân khó có thể hiểu những cụm từ hoa mỹ như “xã hội hóa chống ngập”, “siêu máy bơm thông minh chống ngập”… Họ chỉ cần biết, khi đã xã hội hóa, thu phí chống ngập, mà nếu không hết ngập thì có trả tiền lại cho dân không?

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn