Hà Nội bảo tồn, phát huy văn hóa xứ Đoài

Thứ ba, 26/04/2022 18:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xứ Đoài là một danh xưng chỉ một không gian rộng lớn ở phía Tây kinh thành Thăng Long, là cái nôi của nền văn minh Việt cổ; nơi đây còn lưu giữ được hệ thống di sản văn hóa nổi tiếng.

Ngày 26/4, thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài” nhân kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022).

Tại Hội thảo, đã có 39 tham luận của 42 tác giả là các nhà nhà khoa học, nhà quản lý gửi đến. Đây đều là những bài viết công phu, đầy tâm huyết, có hàm lượng khoa học lớn, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa xứ Đoài.

ha noi bao ton phat huy van hoa xu doai hinh 1

Quang cảnh hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài

Một số ý kiến tham luận tiêu biểu tại Hội thảo như: "Văn hóa xứ Đoài trong dòng chảy văn hóa Việt Nam" của GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam; "Lễ hội dân gian xứ Đoài" của GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; "Văn hóa xứ Đoài trong bối cảnh đô thị hóa" của PGS.TS Phạm Văn Dương Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; "Góp thêm tiếng nói vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Sơn Tây" của PGS.TS Đỗ Văn Trụ - Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam…

Theo các chuyên gia, ba di sản của thị xã Sơn Tây nên được quan tâm trước tiên nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài gồm Tòa Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, lễ hội đền Và.

Xứ Đoài là một danh xưng chỉ một không gian rộng lớn ở phía Tây kinh thành Thăng Long, là cái nôi của nền văn minh Việt cổ. Đây cũng là nơi các vua Hùng lập quốc và xây dựng kinh đô Phong Châu.

Xứ Đoài còn là vùng đất văn vật với nhiều hiền tài có những đóng góp to lớn cho đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Vùng đất này đã đóng góp hàng trăm nhà khoa bảng nổi danh, được khắc tên trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Xứ Đoài còn là quê hương của những danh nhân và nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Khuất Duy Tiến…

Với vị thế là một trong tứ trấn bên cạnh Kinh đô - Thủ đô của nước Việt từ xưa đến nay, xứ Đoài luôn là nơi tiếp xúc, trao đổi văn hóa với Thăng Long - Hà Nội, tiếp nhận những yếu tố mới, nét đẹp văn hóa từ kinh đô để làm phong phú hơn bản sắc của riêng mình.

Xứ Đoài còn lưu giữ được hệ thống di sản văn hóa nổi tiếng mà tên gọi đã gắn liền với mảnh đất và con người Sơn Tây. Có thể kể đến các di sản như làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Mía, đền thờ Phùng Hưng, đền thờ và lăng Ngô Quyền, Văn Miếu Sơn Tây…

Trong đó, thành cổ Sơn Tây là tòa thành đá ong nằm ở trung tâm thị xã Sơn Tây, đây là một trong số ít những di tích giữ được không gian đẹp, với hệ thống hào nước, cổng thành và một số công trình như Điện Kính Thiên, Kỳ đài… Thành cổ Sơn Tây được vua Minh Mạng xây dựng vào năm 1822 và là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa. Đây cũng là di tích văn hóa, lịch sử đại diện cho mô hình thành lũy Việt Nam thời kỳ chống giặc ngoại xâm.

Nét đặc sắc của văn hóa xứ Đoài còn được thể hiện ở hàng loạt các di sản văn hóa phi vật thể như Lễ hội đền Và (Đông Cung), một lễ hội linh thiêng tôn thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

ha noi bao ton phat huy van hoa xu doai hinh 2

Một góc Thành cổ Sơn Tây

ha noi bao ton phat huy van hoa xu doai hinh 3

Chùa Tây Phương - công trình kiến trúc độc đáo ở xứ Đoài

ha noi bao ton phat huy van hoa xu doai hinh 4

Khách du lịch trải nghiệm các di sản tại làng cổ Đường Lâm

ha noi bao ton phat huy van hoa xu doai hinh 5

Khách du lịch thăm làng cổ Đường Lâm

Được biết, để phát huy giá trị Thành cổ Sơn Tây, đồng thời, tạo điểm nhấn về du lịch, UBND thị xã Sơn Tây đang khẩn trương triển khai những bước cuối cùng để tuyến phố đi bộ quanh khu vực Thành cổ đi vào hoạt động vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

Tuyến phố đi bộ sẽ gồm phố Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh, đường dạo phía ngoài của Thành cổ. Các khu vực: Vườn hoa trung tâm thị xã; quảng trường khu vực vườn hoa trung tâm... cũng sẽ trở thành phố đi bộ.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa